Các văn bản quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Các văn bản quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật BHXH ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Đây là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH. Trên cơ sở Luật BHXH, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Bộ LĐTBXH đã ban hành các Thông tư hướng dẫn số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, số 19/2008/TT- BLĐTBXH ngày 23/9/2008; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Năm 2011, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Theo các văn bản trên đây, các quy định hiện hành về thu BHXH bắt buộc như sau:

Theo Luật BHXH năm 2006 NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên trong các DN là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Như vậy, tất cả các DN có sử dụng NLĐ đều là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Mức đóng BHXH: Việc đóng BHXH bắt buộc thuộc trách nhiệm của

cả NLĐ và NSDLĐ.

+ NLĐ đóng BHXH bắt buộc bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

+ NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ 15%, bao gồm: 3% đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, trong đó NSDLĐ giữ lại 2% để trả kịp thời cho NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của Luật BHXH và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH; 1% đóng vào quỹ tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp; 11% đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

- Phương thức đóng BHXH:

Hàng tháng NSDLĐ đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Hàng tháng, NSDLĐ được giữ lại 2% số phải nộp để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. NSDLĐ đóng BHXH bắt buộc bằng hình thức chuyển khoản.

- Tiền lương, tiền công làm cơ sở xác định số phải đóng BHXH bắt buộc:

NLĐ đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT là mức tiền lương,

tiền công ghi trong HĐLĐ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý DN là chủ sở hữu, Giám đốc DNTN, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan QLNN về LĐ tỉnh, thành phố.

Trường hợp mức tiền lương, tiền công cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

2.3.2. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.3.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là vấn đề cốt lõi của quản lý thu BHXH bắt buộc. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển nguồn thu BHXH bắt buộc, đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích hợp pháp cho NLĐ.

Về quản lý thông tin về đơn vị và NLĐ tham gia BHXH bắt buộc: Việc lưu giữ thông tin của NLĐ, NSDLĐ cũng như những thay đổi trong mức lương đóng BHXH giúp cơ quan BHXH nắm được thông tin, kiểm tra theo dõi được quá trình tham gia BHXH của từng lao động và cũng là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH.

Khi đơn vị mới đi vào hoạt động, đăng ký tham gia mới cho NLĐ, đơn vị có trách nhiệm nộp giấy phép kinh doanh để cung cấp thông tin của đơn vị. NLĐ mới tham gia BHXH bắt buộc ở đơn vị mới điền đầy đủ thông tin vào tờ khai tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời nộp BHXH để cơ quan BHXH nhập quá trình đóng BHXH ở đơn vị cũ nếu có. Trước đây, những thông tin này được lưu giữ và theo dõi thủ công thông qua việc lưu trữ chứng từ. Do đó,

việc theo dõi khó khăn, có nhiều bất cập. Từ năm 2010, BHXH Nghệ An áp dụng phần mềm hỗ trợ SMS (Hệ thống thông tin quản lý thu BHXH & cấp sổ thẻ), các thông tin được cập nhật và lưu trữ một cách khoa học, chính xác và có hệ thống, thuận lợi cho việc theo dõi quản lý cũng như khai thác thông tin. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu mới chỉ quản lý riêng tại từng BHXH huyện, chưa có cơ sở dữ liệu tập trung dùng chung cho toàn tỉnh cũng như toàn ngành. Do đó, khi lao động chuyển sang làm việc ở đơn vị trên địa bàn mới, cơ quan BHXH quản lý mới phải căn cứ vào sổ BHXH cũng như tờ khai để kê khai lại thông tin của NLĐ. Vì vậy, gây mất thời gian, dễ dẫn đến sai sót cũng như khó xác định được các mốc phát sinh tại đơn vị cũ.

Về quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: bao gồm các đơn vị có trách nhiệm đóng và các lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Căn cứ quy định trong luật BHXH, BHXH tỉnh Nghệ An quán triệt quan điểm xác định đúng đối tượng tham gia để tuyên truyền, kêu gọi, yêu cầu các đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ và đóng đúng tiền lương, tiền công theo quy định.

Các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc được phân chia theo các khối loại hình để quản lý. Các loai hình các đơn vị tham gia hiện có tại BHXH tỉnh Nghệ An gồm: Khối DN nhà nước; Khối DN có vốn ĐTNN; Khối DN ngoài quốc doanh; Khối HCSN, đảng, đoàn thể: Bao gồm các cơ quan đơn vị khối hành chính, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể; Khối ngoài công lập: Gồm các đơn vị ngoài công lập như Bệnh viện tư, các trường ngoài công lập; Khối hợp tác xã: Gồm các hợp tác xã như Hợp tác xã điện năng, HTX dịch vụ nông nghiệp, Quỹ tín dụng nhân dân...; Khối xã, phường, thị trấn: Gồm ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác.

Nhận thức tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH bắt buộc đối với mọi NLĐ thuộc các thành phần kinh tế; để thực hiện các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước được đúng và đầy đủ; BHXH tỉnh Nghệ An đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc đối với NLĐ, với sự nỗ lực tích cực đáng ghi nhận luôn chú trọng phát triển, mở rộng việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc đối với NLĐ. Kết quả về số đơn vị, số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: đơn vị

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 2014

Số đơn vị tham gia BHXHBB 4.723 5.234 5.698 6.121 6.864

Tăng tuyệt đối 511 549 464 423 743

Tăng tương đối (%) 12,03 11,62 8,87 7,42 12,13 Tỷ trọng số đơn vị tham gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BHXH BB trong tổng số đơn vị tham gia BHXHBB (%)

59,23 60,84 61,97 63,76 65,27

Nguồn: Báo cáo quyết toán BHXH- BHXH tỉnh Nghệ An

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp của BHXH với các ngành như Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn, Cục Thuế và các cấp, các ngành và thực thi các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý các ĐV SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, số lượng các đơn vị đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ đã tăng nhanh qua các năm. Bình quân mỗi năm số lượng các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng thêm 538 đơn vị, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,17%.

Để có được sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh Nghệ An đã tập trung triển khai một số giải pháp cụ thể như sau:

- Chú trọng công tác cải cách hành chính, giảm phiền hà cho NSDLĐ khi đăng ký tham gia BHXH; Thực hiện phân cấp quản lý việc đăng ký tham gia, thu nộp BHXH cho BHXH huyện, thành phố, thị xã theo địa bàn hành chính; Tập trung ứng dụng CNTT trong đăng ký tham gia BHXH, điều chỉnh mức đóng BHXH, cấp và ghi sổ BHXH.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 15/QĐ-BHXH ngày 15/3/2006 của Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An về việc ban hành cơ chế tài chính khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong khu vực ngoài quốc doanh.

Năm 2010 và 2011, nhờ thực hiện các giải pháp như thực hiện phối hợp giữa Cục Thuế và BHXH trong cung cấp thông tin về các đơn vị (chủ yếu là các DN), thực hiện giao dự toán về số đơn vị và LĐ trong các đơn vị tham gia BHXH cho BHXH huyện, thành, thị; số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh. Năm 2010, toàn tỉnh đã có thêm 511 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, bằng 232% so với số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng thêm trong năm 2007 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH). Năm 2011, có thêm 549 đơn vị đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, tăng 11,62% so với năm 2010; năm 2012 có thêm 464 đơn vị tham gia, tăng 8,87% so với năm 2011; năm 2013 có thêm 423 đơn vị tham gia, tăng 7,42% so với năm 2012 và năm 2014 có thêm 743 đơn vị tham gia, tăng 12,13% so với năm 2013.

Số lượng các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc từ chỗ chỉ chiếm 40,56% tổng số các DN tham gia BHXH năm 2006 (trước thời điểm thực hiện Luật BHXH) đã tăng lên, chiếm tỷ trọng 63,76% tổng số các DN tham gia BHXH

bắt buộc tính đến hết năm 2013 và 65,27% tính đến hết năm 2014. Điều này cho thấy tầm vai trò, quan trọng của công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh.

Tình hình tham gia BHXH bắt buộccủa NLĐ tại các đơn vị

Sự gia tăng số lượng các đơn vị là cơ sở quan trọng để phát triển số LĐ tham gia BHXH. Bình quân trong những năm qua, mỗi năm toàn tỉnh có thêm 16.684 NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.

Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ trong các đơn vị

từ năm 2010 - 2014

Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014

Số LĐ trong các đơn vị tham

gia BHXH BB (người) 301.684 322.081 333.656 350.359 369.619

Tăng tuyệt đối 15.485 20.397 11.575 16.703 19.260

Tăng tương đối (%) 4,52 6,76 3,59 5,00 5,50 Tỷ trọng số LĐ trong các đơn

vị tham gia BHXH trong tổng số NLĐ thuộc các đơn vị tham gia BHXH BB(%)

51,97 55,12 57,95 61,83 65,50

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Nghệ An

Trong năm 2011, trong điều kiện lạm phát tăng cao, Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về một số biện pháp trọng tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo hệ thống ASXH, trong đó chú trọng các biện pháp nhằm giảm tổng cầu, thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho hoạt động SXKD của các DN gặp rất nhiều khó khăn; một số chính sách của Nhà nước về tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhưng số lượng đơn vị và số lao động

tham gia BHXH tăng cao so với cùng kỳ. Trong giai đoạn 2010-2014, đặc biệt là nhờ có sự tham gia BHXH của DN may Khải Hoàn (huyện Anh Sơn) quy mô 654 lao động, Công ty Cổ phần Sữa TH quy mô 1.488 lao động, đã góp phần quan trọng trong việc tăng nhanh số lao động tham gia BHXH. Điều này đã cho thấy nhận thức của NSDLĐ, NLĐ về vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHXH bắt buộc trong SXKD, cũng như đời sống của NLĐ.

Tuy số lao động trong các ĐV SDLĐ tăng nhanh, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động của các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, nhưng so với yêu cầu thực tế, vẫn còn nhiều lao động làm việc ở các đơn vị trong địa bàn tỉnh vẫn chưa được tham gia BHXH bắt buộc. Điều này xuất phát từ thực tế là không cơ quan nhà nước nào quản lý được số lao động đang làm việc tại các đơn vị, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh. Mặc dù không có cơ quan nhà nước nào có số liệu chính xác về số lao động trong các ĐV SDLĐ phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật, nhưng xuất phát từ thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trong các trên địa bàn tỉnh thời gian qua có thể khẳng định, còn nhiều LĐ chưa được tham gia BHXH bắt buộc.

Về nguyên nhân khách quan: trên thực tế theo khảo sát của Phòng quản

lý đầu tư của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An, sau khi DN được cấp giấy phép kinh doanh thì có đến trên 35% số DN thuộc loại hình DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể tự giải thể hoặc không tìm thấy địa chỉ.

Đối với các DN tư nhân, HTX và Công ty TNHH chỉ có 01 người đứng ra thành lập, mục đích chỉ vay vốn để kinh doanh, làm theo mùa vụ, thuê mướn lao động nông nhàn và trả tiền công theo khoán sản phẩm. Các DN có vốn ĐTNN mới được cấp phép hoặc vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa tuyển dụng lao động nên chưa tham gia BHXH bắt buộc.

Một số DN được phép đăng ký kinh doanh hoạt động nhỏ lẻ, sử dụng lao động đã nhiều tuổi, lao động trong gia đình nên rất khó khăn trong việc

vận động và tổ chức thực hiện cho DN, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo luật định. Một số DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu tham gia BHXH bắt buộc cho bộ khung văn phòng còn số đông lực lượng lao động trực tiếp thuê lao động thời vụ bằng hình thức ký hợp đồng dưới 3 tháng nhiều lần để không tham gia BHXH bắt buộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua điều tra của đoàn kiểm tra của BHXH tỉnh cho thấy trong số 659 Công ty TNHH, Xí nghiệp có 236 Công ty, Xí nghiệp ngừng sản xuất, đã phá sản, có 173 đơn vị không tìm thấy địa chỉ.

Với hộ kinh doanh cá thể chỉ làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, vì vậy rất khó vận động NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.

Nhận thức của chủ sử dụng lao động về BHXH bắt buộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đồng bộ, chặt chẽ.

Sức cạnh tranh của các đơn vị ngoài quốc doanh thấp làm cho NLĐ dễ bị mất việc làm, mặt khác loại hình này thu hút nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định, lại thường xuyên thay đổi nơi làm việc.

Về nguyên nhân chủ quan: Công tác kiểm tra, rà soát các đối tượng

tham gia trên địa bàn còn nhiều bất cập, chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục do khối lượng công việc mà cán bộ chuyên trách thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 84)