7. Kết cấu của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm từ một số địa phương trong nước
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có số thu BHXH lớn nhất cả nước. Kế hoạch số tiền thu BHXH do BHXH giao hàng năm luôn cao, trong đó thu BHXH bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn, nhưng BHXH thành phố vẫn hoàn thành vượt kế hoạch giao. Năm 2014, BHXH Thành phố thu BHXH-BHYT-BHTN vượt 3,9% so với kế hoạch, tăng 40,1% so với năm 2013.
Là địa bàn có nhiều các khu công nghiệp nên để công tác thu BHXH bắt buộc có hiệu quả, BHXH thành phố đã chủ động phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án các khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện chính sách BHXH; phối hợp kiểm tra thực hiện BHXH, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật BHXH cho NLĐ và NSDLĐ ở các đơn vị. Khi các văn phòng đại diện nước ngoài ngày càng gia tăng, BHXH thành phố đã có ngay quy chế phối hợp với sở thương mại để quản lý đơn vị tham gia ngay từ đầu. Việc tổng kết đánh giá công tác phối hợp cũng được BHXH thành phố quan tâm thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
Tuy nhiên, là địa bàn có nhiều DN, đặc biệt là DN ngoài quốc doanh, DN nước ngoài nên chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế những năm qua. Do đó tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc chiếm tỷ lệ cao, nằm trong top đầu về nợ BHXH (trên 7%). Đề khắc phục tình trạng này, BHXH thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp như công khai danh tính của các đơn vị nợ trên các phương tiện báo chí và truyền hình địa phương. BHXH thành phố Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với liên đoàn lao động, sở LĐTBXH để tuyên truyền và thanh tra kiểm tra. Trong năm 2014, đã phối hợp Liên đoàn lao động kiểm tra thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại 49 ĐV SDLĐ, trong đó 42 đơn vị đã khắc phục nợ với số tiền 14,8 tỷ đồng. Đặc biệt, BHXH thành phố Hồ Chí Minh cũng là đơn vị đi đầu và kiên quyết trong công tác khởi kiện. Trong
năm 2014, BHXH thành phố Hồ Chí Minh đã khởi kiện gần 700 DN trên địa bàn, chiếm hơn 80% số DN trong cả nước bị khởi kiện do nợ BHXH. Việc khởi kiện vừa mang tính răn đe và vừa thu hồi nợ BHXH, góp phần tích cực trong việc đấu tranh giảm nợ đọng. Tuy nhiên, việc khởi kiện cũng chưa thực sự mang lại kết quả cao như mong muốn. Thực tế, sau khi bản án của tòa có hiệu lực, tỷ lệ đòi được nợ chỉ đạt gần 30% so với số nợ phải thu, thậm chí bản án có hiệu lực rồi nhưng thi hành được án cũng khó khăn bởi nhiều khi chủ DN biến mất hoặc bỏ trốn.
1.6.1.2. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa
Năm 2014, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để đạt được kết quả như trên là nhờ sự chủ động sáng tạo trong công tác quản lý thu BHXH. Ngay từ đầu năm, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã chủ động trong việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm vận động các đơn vị tham gia BHXH cho NLĐ theo đúng quy định. Chủ động phối hợp thực hiện các chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH trên các báo địa phương và đài truyền hình tỉnh. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp về việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số DN và lao động để có biện pháp tích cực vận động. Nhờ thực hiện các biện pháp đó, công tác mở rộng đối tượng có kết quả cao: trong năm, phát triển mới được 295 đơn vị và gần 11.000 lao động.
Thực tế ở giai đoạn đầu năm, mặc dù có những kết quả trong phát triển đối tượng, nhưng BHXH Thanh Hóa đã đối mặt với tình trạng nợ BHXH dây dưa, kéo dài gia tăng cả về số tiền và số đơn vị. Đến tháng 9/2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 2.900 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, với số tiền lên tới 229,4 tỷ đồng; trong đó nợ BHXH từ 3 tháng trở lên là 986 đơn vị, với số tiền là 115,2 tỷ đồng. Thực trạng nợ BHXH bắt buộc tràn
lan đang ở mức báo động, đã gây không ít khó khăn, cản trở cho công tác thu. Bởi thế, BHXH tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều giải pháp đồng bộ, phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực “đốc thu” của CBVC, thực hiện đợt thi đua 3 tháng cuối năm với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch thu, giảm tỷ lệ nợ BHXH, BHYT". Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Sở Lao động Thương binh-Xã hội, Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Liên đoàn Lao động tỉnh, cơ quan Công an tỉnh, để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị nợ tiền BHXH bắt buộc dây dưa, kéo dài, nợ với số tiền lớn.
Do làm tốt công tác thu BHXH bắt buộc, tỷ lệ nợ đọng giảm đáng kể, tính đến ngày 31/12/2014, toàn tỉnh còn 1.900 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, tổng thu BHXH, BHYT được 4.286,4 tỷ đồng (đạt 108,6% kế hoach), tăng 45% so với cùng kỳ năm 2013.
1.6.1.3. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội Thành phố Hà nội
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là Thủ đô của đất nuớc. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn phải đặt trong mối tương quan chặt chẽ với sự ổn định về chính trị và xã hội. Chính vì lẽ đó, Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng thực hiện các chính sách về BHXH.
Trong những năm qua, cùng với cả nước triển khai thực hiện Luật BHXH trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhất là hệ thống chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thu nộp BHXH chưa đủ mạnh, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc với nhiều giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, hoàn thiện các nghiệp vụ quản lý, bảo đảm việc quản lý chặt
chẽ đối tượng theo nguyên tắc “có đóng có hưởng, đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp”;
Thứ hai, chú trọng cải cách hành chính trong thực hiện các giao dịch về
BHXH giảm phiền hà cho các đơn vị và NLĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu từ khâu tuyển chọn, đào tạo.
Thứ ba, lập danh sách theo dõi riêng đối với các DN nợ BHXH từ 6
tháng trở lên để tập trung đôn đốc thu hồi nợ đọng.
Thứ tư, tăng cường khởi kiện DN nợ BHXH.
* Từ kinh nghiệm của các nước và các địa phương khác trong thực hiện công tác thu nộp BHXH cho thấy, bên cạnh yếu tố hết sức quan trọng là xây dựng hệ thống chính sách pháp luật về thu BHXH đồng bộ, chặt chẽ, đặc biệt là các chế tài xử lý đối với các vi phạm về thu nộp BHXH đủ mạnh, rõ ràng, thì trong tổ chức thực hiện cần chú trọng các vấn đề sau:
Thứ nhất, chủ động và cụ thể trong sự phối hợp với các cơ quan nhà
nước khác trong quản lý DN, thực hiện nghĩa vụ của DN đối với nhà nước, đối với NLĐ.
Đối tượng thu BHXH là NSDLĐ và NLĐ, trong khi đó, theo quy định thì chức năng quản lý nhà nước đối với các DN và NLĐ tại các DN do các cơ quan nhà nước khác thực hiện, đồng thời DN còn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, như nộp thuế,…. Do vậy một trong những vấn đề quan trọng đối với cơ quan BHXH trong công tác thu BHXH đối với NLĐ tại các DN là phải chủ động và cụ thể trong sự phối hợp với các cơ quan nhà nước khác, có như vậy cơ quan BHXH mới khai thác tối đa những lợi thế của các cơ quan này khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của họ cho công tác thu BHXH.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.
Chính sách BHXH nói chung, chính sách thu BHXH bắt buộc nói riêng liên quan đến nhiều chính sách pháp luật khác. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý,
thu nộp BHXH, còn đòi hỏi cán bộ BHXH phải có những hiểu biết căn bản về quản trị DN, quản lý kinh doanh, tài chính DN. Ngay cả khi hệ thống chế tài xử lý đủ sức răn đe các chủ DN trong việc thực hiện nghĩa vụ về BHXH, thì vẫn cần thiết đối với cán bộ thu các kỹ năng vận động, thuyết phục vì suy cho đến cùng hoạt động cưỡng chế là biện pháp cuối cùng trong chuỗi các biện pháp buộc NSDLĐ thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ về BHXH. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH không chỉ là đòi hỏi trước mắt mà cả cho lâu dài.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải cách phương pháp quản lý,
tăng khả năng tiếp cận của DN và NLĐ trong thực hiện chính sách BHXH. Hoạt động thu BHXH liên quan đến nhiều đối tượng (số lượng NSDLĐ và NLĐ rất lớn) lại hoạt động trên địa bàn rộng và phức tạp như tỉnh Nghệ An, từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thì đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải cách phương pháp quản lý, tăng khả năng tiếp cận của DN và NLĐ trong thực hiện chính sách BHXH là một trong những kinh nghiệm hết sức hữu ích.
Thứ tư, phân loại các khoản nợ của DN để có biện pháp xử lý phù hợp,
tăng cường cán bộ đôn đốc các DN thực hiện nộp BHXH, đăng tải thông tin số nợ của từng DN trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kinh nghiệm này sẽ giúp cho BHXH tỉnh Nghệ An có biện pháp xử lý phù hợp với từng DN, trên cơ sở xác định nguyên nhân nợ đọng BHXH của từng DN.
Thứ năm, đối với các DN nợ BHXH đòi hỏi phải có thái độ quyết liệt
trong thu hồi công nợ, áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật tuần tự từ thông báo nợ, đôn đốc nợ, tính lãi suất chậm nộp, xử phạt hành chính,.. đến khởi kiện ra Tòa án để cưỡng chế thu hồi nợ đọng.