Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội

Ngay từ khi thành lập nước năm 1945, Chính phủ đã luôn chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động nói chung và đối với công nhân, viên chức nhà nước nói riêng. Ngoài việc ban hành chế độ tiền lương, Chính phủ đã ban hành các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực chất là các chế độ BHXH như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cá nhân và gia đình công nhân, viên chức khi chết và xây dựng các khu an dưỡng, điều dưỡng, bệnh viện, nhà trẻ.

Điều 32 Hiến pháp năm 1959 quy định rõ: quyền của NLĐ được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, mất sức lao động, bệnh tật. Năm 1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết, trong đó xác định “đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, cần cải tiến và ban hành các chính sách cụ thể về BHXH và phúc lợi cho công nhân viên chức, cán bộ”. Ngày 14/12/1961, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn, Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước và Nghị định số 161/CP về chế độ đối với lực lượng vũ trang.

Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đã định hướng mục tiêu và các nội dung cốt lõi của chính sách bảo đảm An sinh xã hội đã được ghi nhận tại các Điều 3, 39, 56, 61 và 67. Các quy định này đã thể hiện sự tôn trọng đối với các quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo đảm về lao động, việc làm và thu nhập, BHXH và trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm

đời sống cho NLĐ, chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Hiến pháp 1992 đã bước đầu thể chế hóa đường lối chỉ đạo và tầm nhìn về chính sách xã hội được tuyên ngôn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng, định hướng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất. Quan điểm này đã tạo cơ sở thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về BHXH trong suốt 20 năm vừa qua.

Hiến pháp năm 2013 sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng tới nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. Với việc ghi nhận trong Hiến pháp về quyền con người đã đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta tham gia ký kết. Hiến pháp đã bổ sung, làm rõ hơn nội hàm quyền con người, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, gắn liền với trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền đó, thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Với kỹ thuật lập hiến mới, đòi hỏi cao độ về tính khái quát, lần đầu tiên Hiến pháp đã hiến định khái niệm “an sinh xã hội” và khẳng định tại Điều 34 tư tưởng “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, tại Điều 59 “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống An sinh xã hội...”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w