7. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hướng về hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ
hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An
BHXH và BHYT là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, BHXH đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện được vị trí là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Vị trí, vai trò, định hướng phát triển của ngành BHXH được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng như Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định: “Xây dựng hệ thống BHXH đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng các hình thức bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện; bổ sung, sửa đổi các chế độ BHXH còn bất hợp lý, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH; tách BHXH đối với khu vực hành chính nhà nước ra khỏi khu vực DN, đơn vị sự nghiệp và các lĩnh vực khác. Ðiều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn, độc lập tương đối với chính sách tiền lương, giảm dần phần hỗ trợ từ NSNN; từng bước cải thiện đời sống của người về hưu theo trình độ phát triển của nền kinh tế.
- Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Bảo đảm ASXH; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, BHTN,… đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội nhất là những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương”.
- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã chi tiết hóa mục tiêu: “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN,
bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm”.
- Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BHTN”.
- Nghị quyết số 21- NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 tiếp tục khẳng định:
+ Vai trò, mục tiêu của BHXH trong hệ thống các chính sách xã hội nhằm hướng tới tăng cường nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững;
+ Xác định rõ trách nhiệm bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội là một chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước gắn liền với phát triển kinh tế và là quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó BHXH phải là trụ cột chính trong các chính sách chủ đạo về ASXH;
+ BHXH phải đi trước một bước trong đổi mới chính sách, chế độ, linh hoạt, đa dạng cả về hình thức, mục tiêu và xã hội hóa để góp phần hướng tới mục tiêu an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đa tầng, linh hoạt, bền vững, có thể hỗ trợ lẫn nhau, công bằng về trách nhiệm và lợi ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân, chú trọng bảo vệ các đối tượng yếu thế phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và tiếp cận với thông lệ quốc tế;
+ Sớm có giải pháp cụ thể và đồng bộ sửa đổi chính sách, pháp luật về BHXH, khắc phục vướng mắc, khó khăn, tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện BHXH hiện nay theo hướng quan tâm đến quyền và lợi ích của người
tham gia nhưng phải chú trọng hơn về tài chính BHXH theo đúng nguyên tắc đóng - hưởng, cải tiến mô hình quản lý hiện đại, tách bạch các chế độ chính sách ngắn hạn, dài hạn, mở rộng và đa dạng các loại hình BHXH phù hợp với xu thế phát triển;
+ Mở rộng đối tượng tham gia BHXH; xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện; phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Trong Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khoá XI về “Một số vấn đề về tiền lương, BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 02/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT… Trong thời kỳ mới, BHXH Việt Nam xác định mục tiêu đến 2020, tiếp tục phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BHTN và trên 80% dân số tham gia BHYT.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Đảng, chính quyền địa phương cũng ngày càng quan tâm đến công tác BHXH. Phát triển BHXH được xem là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Ngày 28/8/2013, Tỉnh ủy Nghệ An cũng ban hành Chương trình hành động số 22-Ctr/TU thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên trong thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, UBND tỉnh Nghệ An cũng ban hành Kế hoạch số 527/KH- UBND Kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 22- CTr/TU của Tỉnh ủy Nghệ An.
Trước thời cơ vận hội mới cũng như tình hình thực tế tại địa bàn tỉnh Nghệ An, BHXH tỉnh Nghệ An xác định định hướng phát triển ngành BHXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Huy động sức mạnh của Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể và nhân dân tổ chức thực hiện tốt chính sách, chế độ BHXH; khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc, tăng nhanh số người tham gia BHXH bắt buộc; quản lý sử dụng quỹ BHXH đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tạo bước chuyển biến về ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác tham gia BHXH bắt buộc của ĐV SDLĐ và NLĐ. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 35% và đến năm 2020 có trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Để thực hiện được những định hướng chung cũng như những mục tiêu trong phát triển BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Nhưng định hướng để BHXH Nghệ An hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc cần phải được triển khai theo hướng:
- Tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả công tác;
- Xây dựng kế hoạch và đưa ra giải pháp quản lý thu cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu BHXH giao hàng năm chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao;
- Đặc biệt tăng cường quản lý nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng, cũng như tạo được ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH bắt buộc, thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời, chống thất thu, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc;
- Tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc đồng thời gắn liền với tăng cường ứng dụng CNTT và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho người tham gia BHXH bắt buộc;
- Chú trọng công tác kiểm tra trong và ngoài ngành trong việc thực hiện luật BHXH.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An