7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương
- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước phối kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH.
- Các cơ quan ban ngành chức năng ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, kiểm tra, khảo sát xác định đầy đủ số đơn vị, số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định; đồng thời có biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vướng mắc đối với những cơ quan, đơn vị không tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ; không đóng; chậm đóng; nợ đọng kéo dài.
- Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể thành lập tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn trong các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiêp liên doanh.
- Đưa việc thực hiện thu, nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và bình xét thi đua, khen thưởng.
- UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, căn cứ vào định hướng về hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả đã đưa ra các giải pháp trong thời gian tới để đạt được hiệu quả cao thì phải thực hiện đồng bộ 7 giải pháp và
KẾT LUẬN
Chính sách BHXH bắt buộc ở nước ta có quá trình hình thành, phát triển và luôn được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đến nay đã gần 20 năm thực hiện, chính sách BHXH đã thực sự đi vào đời sống xã hội, nhằm ổn định đời sống của NLĐ và các thành viên của gia đình họ khi gặp phải rủi ro: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mất việc làm, già yếu, hết tuổi lao động hoặc chết… góp phần đảm bảo ASXH.
Sau 8 năm thực hiện Luật BHXH, hệ thống BHXH đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng người tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng; nguồn thu vào các quỹ BHXH tăng nhanh năm sau luôn cao hơn năm trước; các chế độ BHXH được mở rộng và nâng cao quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, những quy định về nội dung của các chế độ BHXH bắt buộc, của công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH bắt buộc trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được đánh giá, nhìn nhận khách quan để tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm bổ sung, sửa đổi một số quy định của luật BHXH, các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An là để mọi đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định và tránh trường hợp gian lận, trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH bắt buộc nhằm dần từng bước đưa tất cả các lao động trong xã hội được tham gia BHXH bắt buộc, đảm bảo có quỹ tài chính lớn mạnh, đủ khả năng cung cấp tài chính ổn định để chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, góp phần an toàn xã hội và giữ vững ổn định chính trị.
Hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An để hoạt động của BHXH tỉnh Nghệ An ngày càng có hiệu quả, thực sự là một lưới an toàn xã hội và là người bạn đồng hành của người lao động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Lao động.
2. BHXH Việt Nam (2011), Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày
25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT;quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội.
3. BHXH Nghệ An (2012), Quyết định số 553/QĐ-BHXH ngày 22 tháng
10 năm 2012 về việc ban hành Quy định về hồ sơ, quy trình tiếp nhận, luân chuyển và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH,BHYT, Nghệ An.
4. BHXH Nghệ An, Báo cáo tổng kết năm 2010,2011,2012, 2013,2014, Nghệ An.
5. BHXH - Liên đoàn lao động - Sở lao động TBXH tỉnh Nghệ An (2013), Chương trình phối hợp công tác năm 2013 giữa BHXH-Liên
đoàn lao động và Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Nghệ An, Nghệ
An.
6. BHXH - Liên đoàn lao động - Sở lao động TBXH tỉnh Nghệ An (2014), Chương trình phối hợp công tác năm 2014 giữa Sở Lao động
thương binh xã hội-BHXH-Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An, Nghệ An.
7. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị
quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH,BHYT giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị
quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Hà Nội
9. Nguyễn Văn Định (Chủ biên), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.
11. Phạm Trường Giang (2006), Bàn về một số nhân tố tác động đến thu
BHXH ở Việt Nam, Tạp chí BHXH.
12. Nguyễn Văn Châu (1996), Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và
các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, Luận văn tiến sĩ.
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật BHXH số 71/2006/QH11, NXB Lao động xã hội.
14. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Văn Tám (2010), Hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Phạm Đỗ Nhật Tân (Chủ biên) (2008), Giáo trình chuyên đề chuyên
sâu quản lý thu BHXH ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội
17. Dương Xuân Thiệu và Nguyễn Văn Gia, Giáo trình Quản trị BHXH
(2009), NXB Lao động xã hội.
18. Trần Quốc Túy, Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực ngoài quốc
doanh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
19. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
20. Tỉnh ủy Nghệ An (2013), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020", Nghệ An.
21. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011-2015 tỉnh Nghệ An, Nghệ An.
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ
An.
23. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành
động số 22-CTr/TU của Tỉnh ủy Nghệ An về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020",
Nghệ An.
24. Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) (1952), Công ước 102 về quy phạm tối thiểu
về an toàn xã hội Hội nghị toàn thể của Tổ chức LĐ quốc tế;
* Website 25. http: //microfinance.org.vn/301/dinh-nghia-bao-hiem/ 26. http: //vi.wikipedia.org/wiki/Bảo_hiểm_xã_hội 27. http: //www.baohiemxahoi.gov.vn 28. http: //tapchibaohiemxahoi.gov.vn 29. http: //bhxhnghean.gov.vn 30. http: //bhxhtphcm.gov.vn 31. http: //bhxhhanoi.gov.vn 32. http: //bhxhthanhhoa.gov.vn