Một số vấn đề về quản lý đổi mới PPD Hở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)

d. Thiết bị dạy học

1.4. Một số vấn đề về quản lý đổi mới PPD Hở trường THPT

Muốn quản lý được việc đổi mới phương pháp dạy học, CBQL phải nắm được những kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, nghĩa là nắm được nội dung đổi mới. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này bắt đầu từ quan niệm về đổi mới PPDH.

1.4.1. Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Từ sự nghiên cứu lý luận và quan sát thực tiễn, có thể thấy rằng, người CBQL có thể thông qua các tổ chức để quản lý con người và quản lý công việc. Cụ thể có thể quản lý đổi mới phương pháp dạy học thông qua các tổ chức sau đây: Tổ chuyên môn; Tổ chủ nhiệm và các đoàn thể khác trong nhà trường; Đội ngũ giáo viên; Tập thể học sinh; Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác ngoài nhà trường.

Trong khi triển khai hoạt động của các tổ chức, thực tế công việc của CBQL thường diễn ra theo chu kì như sau: Kích thích động viên, tạo động lực; Soạn thảo kế hoạch, phổ biến kế hoạch, tổ chức cho các đơn vị lập kế hoạch; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá.

Kích thích, động viên, tạo động lực là việc làm cần thiết khi mở đầu bất cứ hoạt động nào.

Để lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, CBQL cần căn cứ vào các định hướng về đổi mới phương pháp dạy học của các cấp quản lý, dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường để hình dung một cách tổng quát về các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, ấn định từng bước đi cụ thể và thời gian tương ứng, dự kiến các biện pháp để thực hiện. Sau khi soạn thảo kế hoạch, yêu cầu các đơn vị thảo luận, góp ý bổ sung để hoàn chỉnh kế hoạch và trình cấp trên phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã được duyệt, CBQL phổ biến và hướng dẫn các đơn vị và cá nhân xây dựng kế hoạch riêng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cá nhân. Đồng thời với việc lập kế hoạch sát đúng, CBQL cần trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện kế hoạch để đảm bảo cho sự thành công của quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

Người dạy và người học là những chủ thể có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học cũng như sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, trọng tâm của quản lý phương pháp dạy học là quản lý

hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học tập của học sinh và phải được bắt đầu từ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)