Thực trạng đổi mới PPD Hở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 51)

d. Thiết bị dạy học

2.2.Thực trạng đổi mới PPD Hở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Các trường THPT huyện Cẩm Xuyên đã triển khai xây dựng Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của mô hình này là đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại; tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học-giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học- giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục;thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. Góp phần chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phục vụ đổi với chương trình và sách giáo khoa sau năm 2018.

Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó

khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?

Cử đoàn CB quản lý giáo viên tham gia tập huấn phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tập huấn cho THPT về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho giáo viên.

- Tập huấn cho 100% GV THPT về đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT – GDTrH ngày 30/12/2010 về việc Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học, vừa quan tâm kiểm tra trình độ tư duy. Chỉ đạo công tác ra đề thi các bài kiểm tra định kì từ 1 tiết trở lên các môn khoa học xã hội được chỉ đạo theo hướng “mở”, gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Tổ chức Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Cuộc thi nghiên cứu khoa học công nghệ dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tổ chức Hội thảo đổi mới kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các trường, từ đó triển khai đến tận từng giáo viên. Đã có nhiều

bản tham luận có giá trị được đúc rút từ thực tiễn giảng dạy của GV. Đội ngũ GV đã có ý thức rất tốt trong việc ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới và thực sự có tác dụng. Cách kiểm tra đánh giá đó là: Giáo viên đánh giá sát đúng với trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế tái hiện kiến thức máy móc, không yêu cầu làm theo bài mẫu mà khuyến khích ra đề “Mở”, đề nghị luận xã hội có nhiều liên hệ với cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải sử dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và có thể biểu đạt chính kiến của mình khi làm bài.

Các trường thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Tuy nhiên việc coi kiểm tra, đánh giá như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh, đổi mới nội dung, phạm vi, mức độ kiểm tra, đa dạng hoá các loại hình kiểm tra, phù hợp với trình độ học sinh còn ở mức độ hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra trong coi thi, chấm thi và quản lý thi còn chưa được quan tâm đúng mức. Trong tuyệt đại đa số học sinh còn tồn tại động cơ học tập: “ Thi gì học nấy”

Đối với học sinh yếu, kém: Sàng lọc những học sinh yếu kém, lên kế hoạch phụ đạo và thực hiện thường xuyên trong toàn năm học; Phối kết hợp với cha mẹ học sinh kèm cặp, giúp đỡ để nâng dần kiến thức cho các em, hàng tháng thông báo kết quả học tập cho các gia đình.

Công tác quản lý học tập của học sinh, đặc biệt là học tập ở nhà, chưa được chú ý đúng mức. Học sinh chưa xây dựng kế hoạch tự học.

Tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự học cho học sinh thông qua hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ.

Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách nghiêm túc, nhằm kích thích sự nỗ lực, lòng say mê học tập và tạo niềm tin về sự công bằng trong phụ huynh và học sinh.

Công tác vận động học sinh đến trường và giúp đỡ học sinh học tập yếu

kém: Thực hiện sự chỉ đạo của Sở, ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức

chuyên môn và giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch ôn tập; GV chủ nhiệm giúp đỡ về mặt tinh thần cho đối tượng học sinh này. Đây là những HS có nhiều khó khăn trong học lực. Đi kèm với đó là ý thức học tập của các em cũng không được tốt. Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài việc học tập còn phải trợ giúp gia đình nên thời gian học tập bị hạn chế. Mặc dù vậy nhà trường đã tạo điều kiện động viên các em đến tham gia học tập đầy đủ, quản lý việc học tập một cách nghiêm túc. Theo dõi quá trình học tập để thông báo cho gia đình biết. Cuối học kỳ một và cuối năm học khảo sát lại thì thấy chất lượng của các em có nhiều chuyển biến.

Đã huy động các lực lượng, các tổ chức xã hội tham gia đóng góp nguồn lực để tăng cường CSVC, kỷ thuật phục vụ Dạy - Học, xây dựng phòng học, phòng thực hành bộ môn, sa bàn phục vụ Dạy - Học, sân chơi, bãi tập cho học sinh, mua sắm bàn ghế, xây dựng cảnh quan sư phạm trường học. Hàng năm có kế hoạch mua sắm, bổ sung những thiết bị hư hỏng, những hoá chất đã sử dụng hết; Xây dựng và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học vào việc động viên khen thưởng những cá nhân và tập thể đạt nhiều thành tích trong công tác Dạy - Học. Các trường phát động phong trào sử dụng, tự làm bảo quản tốt đồ dùng Dạy - Học. Động viên khen thưởng những giáo viên có nhiều thành tích trong việc sử dụng, tự làm đồ dùng Dạy - Học.

Những khó khăn thường gặp khi thực hiện đổi mới PPDH.

Trong quá trình tìm kiếm các giải giáp quản lý trường THPT trong những

trường THPT có điều kiện khó khăn, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng Dạy học - Giáo dục và quản lý ở các trường THPT thuộc huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù số liệu điều tra còn hạn hẹp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng mô tả và phân tích những khó khăn trong trong chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trường THPT:

- Về nguồn nhân lực:Không đồng bộ về cơ cấu, yếu về chất lượng.

- Thiếu phương tiện để làm việc và học tập (Đồ dùng dạy học cũ, lạc hậu, thiếu hoặc không đồng bộ).

- Thiếu các phương tiện, điều kiện tự học như thư viện, máy tính nối mạng.

- 40% HS không có góc học tập ở nhà; Trên 30% HS ở quá xa trường nên ngày mưa bão hoặc giá rét không đảm bảo được thời gian đến trường.

- Ngân sách Nhà nước cấp chủ yếu để chi trả lương cơ bản, thiếu những chi phí cần thiết phục vụ hoạt động dạy và học.

- Sự thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết hoặc do điều kiện kinh tế quá khó khăn của một bộ phận gia đình học sinh.

Tất cả các yếu tố trên đây là các lực cản đối với đổi mới PPDH ở các trường THPT trên địa bàn hiện nay. Tuy nhiên, trong số các yếu tố khó khăn đó, phải kể tới hai yếu tố quyết định chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng Dạy học - Giáo dục trong các trường THPT. Cả 2 yếu tố này đều là yếu tố con người: Đó là GV và CBQL nhà trường. Sự thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu GV, cộng với sự yếu kém về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ (dạy học và quản lý), lại thêm sự sa sút về đạo đức của một bộ phận GV và CBQL là tác nhân có ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nước nhà, mà trước mắt là cho sự phát triển kinh tế của chính vùng khó khăn.

Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, kèm với nó là công cuộc đổi mới PPDH đòi hỏi một nỗ lực, một quyết tâm, nhiệt tình lớn của Đảng, Nhà nước, của từng trường học và từng GV, HS. Vì vậy thực trạng nêu trên đã phần nào cho thấy được chất lượng hạn chế trong đổi mới PPDH ở các trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 51)