Giải pháp tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 66)

1 Giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho CBGV 0 2.6 42 273 8 86 283 9

3.2.1.Giải pháp tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH.

cho CB-GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH.

Mục tiêu của giải pháp

Đây là giải pháp kinh điển. Nhưng đối với trường THPT có điều kiện khó khăn thì đây lại là giải pháp cần được thực hiện đầu tiên. Với muôn vàn khó khăn về điều kiện sống và điều kiện làm việc, học tập, rất dễ nảy sinh tư tưởng chán nản, bi quan hoặc buông xuôi. CBQL, GV ở những trường THPT có điều kiện khó khăn này phải xác định được ý nghĩa to lớn của nhiệm vụ mà họ đang gánh vác và quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. Giải pháp này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức cụ thể, linh hoạt và ở những điều kiện, thời gian khác nhau như: Đầu năm, trong các sinh hoạt tổ chuyên môn, các hội thảo chuyên đề, diễn đàn, câu lạc bộ nhằm:

- Nâng cao về trình độ chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý phải có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học, có kế hoạch phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục PT.

- Tăng cường năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.

Làm cho đội ngũ GV có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhà giáo, về quan điểm giáo dục và chuyên môn nghiệp vụ. Cũng cố và phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi, nâng cao năng lục sư phạm, ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, có lòng say mê công việc “Yêu người, yêu nghề”

Nội dung của giải pháp

Người quản lý phải năng động trong tư duy quản lý, có quan niệm đúng đắn về nghề dạy học.

Bồi dưỡng có ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và cập nhật kịp thời những yêu cầu mới của giáo dục, trên cơ sở có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ.

Bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, có nhận thức đúng đắn về nghề dạy học, về nhà giáo, về quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đổi mới giáo dục toàn diện. Xây dựng niềm tin nghề nghiệp và lý tưởng Cách mạng.

Triển khai kế hoạch và nội dung cần bồi dưỡng đến các tổ chuyên môn, đến hội đồng sư phạm nhà trường. Kết hợp bồi dưỡng chung của nhà trường, của tổ chuyên môn với việc tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.

Muốn có chất lượng dạy học thì phải xây dựng đội ngũ vững vàng về chính trị và giỏi về chuyên môn, điều quan trọng là vai trò thủ lĩnh, cán bộ chuyên môn đầu đàn. Chất lượng giáo dục phải được xem là mục tiêu đào tạo con người, phải nâng dần trình độ trên chuẩn, biết ngoại ngữ và biết tin học,

xây dựng cái “Tâm” và cái “ Tầm”. Đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp

dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá phải được bắt đầu từ người thầy. Thông qua giờ dạy trên lớp người quản lý xác định được cấp độ phân loại giáo viên, người giáo viên giỏi là người thầy biết làm cho học sinh phát huy tư duy và sáng tạo. Bồi dưỡng kiến thức về chương trình phân ban, về PPDH theo tinh thần đổi mới, về kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là việc làm cần thiết và cấp bách. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lâu dài, kịp thời để đạt chuẩn và trên chuẩn.

Cán bộ quản lý và giáo viên là những người quyết định trực tiếp chất lượng dạy học trong nhà trường. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức cho cán bộ giáo viên công nhân viên được học tập quán triệt

sâu sắc Nghị quyết của Đảng về giáo dục đào tạo. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động dạy. Xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản chất chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, giúp đội ngũ nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất lối sống nhằm tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, coi trọng bồi dưỡng quan điểm lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về giáo dục đào tạo. Không ngừng chăm lo bồi dưỡng về lý tưởng nghề nghiệp mà mình đã chọn “Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu” và những hiểu biết về thực tiễn giáo dục của nước ta hiện nay.

Phải xây dựng bầu không khí dân chủ thực sự đoàn kết trong nhà trường là tạo nên chất lượng dạy và học.

Kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học. Kết hợp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Với vai trò của người quản lý nhà trường, tổ chuyên môn cần có kế hoạch phân công kèm cặp giúp đỡ giáo viên trong tổ chuyên môn, cuối năm làm phiếu nhận xét đánh giá của giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ.

Sự tiến bộ về năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên là một trong những chuẩn mực đánh giá giáo viên hàng năm. Phải lấy kế hoạch đề ra và hiệu quả bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của tổ, của giáo viên để làm một trong những căn cứ để đánh giá thi đua của tổ, của cá nhân cuối năm. Đây là những điều kiện quan trọng để nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhà giáo. Căn cứ vào chất lượng, hiệu quả giảng dạy của tổ chuyên môn và giáo viên, dư luận trong tập thể giáo viên, trong học sinh để phát hiện những mặt mạnh mặt yếu của mỗi tổ và mỗi giáo viên, thông báo công khai đánh giá của hiệu trưởng cuối học kỳ cuối năm học về các mặt hạn chế và hướng khắc phục của từng thành viên.

Con đường hiệu quả nhất đi đến thành công trong sự nghiệp, đó là vấn đề tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của mỗi thành viên. Người cán bộ quản lý phải nhận thức sâu sắc, phải là tấm gương tự học tự rèn luyện, tấm gương về lao động khoa học, sáng tạo và biết tạo thuận lợi cho mọi thành viên cùng tham gia học tập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 66)