Thực trạng công tác quản lý đổi mới PPD Hở các trường THPT huyện cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 53)

d. Thiết bị dạy học

2.3. Thực trạng công tác quản lý đổi mới PPD Hở các trường THPT huyện cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

huyện cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Trong năm 2014 tác giả đề tài đã tổ chức khảo sát điều tra tình hình thực hiện đổi mới PPDH và các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở 4 trường THPT ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Số liệu điều tra được thực hiện 298 giáo viên và 11 CBQL về các mặt: Tác giả nhận thấy:

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT huyện Cẩm Xuyên chưa mang lại hiệu quả cao.

Một số giáo viên chưa xác định rõ tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp, thiếu sự nhạy bén, sự mẫn cảm, thiếu khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của bản thân vẫn còn một số đồng chí giáo viên thờ ơ tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi, cũng như sự cầu tiến không cao.

Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử sụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng nề truyền thụ kiến thức lí thuyết, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa được thực hiện rộng rãi hoặc một bộ phận Gv còn lạm dụng hoặc thiếu kỹ năng CNTT nên làm giảm hiệu quả giờ dạy trong các trường trung học .

Các tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình còn nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định sẵn của nhà trường. Nhìn chung các tổ chuyên môn mới dừng lại ở tính hình thức nặng về đối phó. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn nghèo nàn, mang nặng tính hành chính, chưa mang màu sắc CM. Các buổi sinh hoạt còn lồng ghép, chưa tổ chức có hiệu quả các chuyên đề về đổi mới PPDH. Công tác lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp dạy học chưa được chú trọng. Công tác tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của các tổ của hiệu trưởng mang tính hành chính. Công tác kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên hoạt động của các tổ, tìm hiểu nguyên

nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời. Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học còn lỏng lẻo.Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa quyết liệt.Chưa đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên, và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chưa đổi mới công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV. Chưa tạo động lực cho người dạy. Tâm lý học để thi vẫn còn ăn sâu vào ý thức học tập của các em. Phương pháp tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh thiếu tích cực, bị động. Khả năng tự học chưa được phát huy.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w