+ Đội ngũ giáo viên trẻ có tỷ lệ cao, kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều, trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực dạy thực hành, ngoại ngữ, tin học và tiếp cận công nghệ cao còn hạn chế, đặc biệt là số giáo viên có trình độ sau đại học chưa có ( hiện mới chỉ có 2 giáo viên sắp hoàn thành luận văn thạc sỹ) dẫn tới chất lượng giảng dạy chưa cao.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được nhà trường đầu tư nhưng chưa được đầy đủ do kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Hơn nữa, chưa khai thác một cách có hiệu quả số thiết bị hiện đại mới được dự án đầu tư.
+ Nội dung chương trình môn học KTMĐT chưa theo chuẩn quy định và còn chậm đổi cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất hiện nay.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh – sinh viên còn mang tính chủ quan (tự đánh giá) là chính nên nhiều khi không chính xác, không sát thực.
Các kết quả trên là những luận cứ xác đáng về mặt thực tiễn làm sáng tỏ về mặt lý luận đã trình bày ở chương 1. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở những mặt còn tồn tại, cần phải xây dựng nôi dung cho các biện pháp và chứng minh được tính cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KTMĐT cho hệđào tạo TCCN điện tử dân dụng tại Trường CĐCN Việt – Đức.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN KTMĐT HỆĐÀO TẠO TCCN ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN KTMĐT HỆĐÀO TẠO TCCN ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
TẠI TRƯỜNG CĐCN VIỆT - ĐỨC THÁI NGUYÊN 3.1.Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp. 3.1.Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng giảng dạy và học tập môn KTMĐT hệ đào tạo TCCN điện tử dân dụng ở trường CĐCN Việt – Đức, tôi thấy cần dựa trên các nguyên tắc sau đây để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn KTMĐT.
Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ những vấn đề khó khăn đang tồn tại trong thực tế giảng dậy môn KTMĐT tại trường và phải đảm bảo tính khách quan.
Các biện pháp phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường CĐCN Việt – Đức và trong khuôn khổ của luật giáo dục cũng như các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các biện pháp đề xuất phải có ý nghĩa hiệu quả về mặt kinh tế xã hội trước mắt cũng như trong tương lai.
Các biện pháp đề xuất phải có tính thực tiễn với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước hiện nay.
3.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn KTMĐT hệđào tạo TCCN điện tử dân dụng tại trường CĐCN VIệt – Đức. đào tạo TCCN điện tử dân dụng tại trường CĐCN VIệt – Đức.
Để nâng cao chất lượng dạy học môn KTMĐT làm tiền đề cho HS hệ TCCN điện tử dân dụng học tốt các môn chuyên ngành. Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiện và thông qua các phiếu điều tra khảo sát, tác giảđề xuất một số biện pháp nhằm tháo gỡ, khắc phục những mặt hạn chế, bất cập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KTMĐT hệ đào tạo TCCN điện tử dân dụng tại trường CĐCN Việt – Đức, Thái Nguyên.
3.2.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giáo viên dạy môn KTMĐT bằng nhiều hình thức. dạy môn KTMĐT bằng nhiều hình thức.