PPDH có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả truyền đạt kiến thức từ người dạy đến người học, làm cho họ có thể tiếp thu nội dung bài học nhanh chóng, dễ hiểu và có khả năng ghi nhớ bền vững cũng như vận dụng kiến thức về sau. Nếu chỉ áp dụng các PPDH truyền thống (coi trọng vai trò của giáo viên, hoạt động của giáo viên là chủ yếu, giáo viên truyền chủ động truyền đạt qua trình diễn, diễn giảng. Người học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Chương trình và kỷ luật học tập cứng nhắc) sẽ không phát huy tối đa khả năng tư duy, hoạt động tích cực, chủđộng, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Cần phải đổi mới PPDH theo quan điểm dạy học “ lấy người học làm trung tâm” nghĩa là các áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong QTDH. Quan điểm này coi người học là trung tâm, hoạt động sư phạm dựa vào tính chủđộng, tính tích cực, năng động và sáng tạo của người học. Vì thế người học đóng vai trò hàng đầu, là tác nhân chính trong quá trình học của mình. Người dạy tác động từ bên ngoài với tư cách là người trợ giúp, hướng dẫn và là người cộng tác. Thể chế, chương trình,... là những điều kiện khách quan quan trọng làm cho việc quản lý sư phạm có tổ chức hơn.
Hiện nay, trong ngành giáo dục nước ta vấn đề phát huy tích cực chủ động sáng tạo của người học được mọi người nhất trí nhưng vấn đề lấy người học là trung tâm của QTDH chưa phải là đã được mọi người chấp nhận và được quan niệm một
cách thống nhất. Có người phản đối vì cho rằng cách dịch thuật ngữ này sang tiếng việt không thành công, có thể gây ra sự hiểu lầm. Có người không chấp nhận vị trí trung tâm của người học trong hoạt động dạy học vì e rằng sẽ hạ thấp vai trò của giáo viên, tạo ra sự “đổi ngôi” trong nhà trường. Cũng có người cho rằng học sinh là trung tâm trong hoạt động dạy học là một lý thuyết giáo dục đã lỗi thời, thậm chí đã bị bác bỏ tại chính nơi sản sinh ra nó…
Quan điểm dạy học lấy người học là trung tâm không những không hạ thấp vai trò của giáo viên mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. S.Rassekh (1987) viết: “Với sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học tập tự lực, với sựđề cao trí sáng tạo của mỗi người học thì sẽ khó mà duy trì mối quan hệ đơn phương và độc đoán giữa thầy và trò. Quyền lực của giáo viên không còn dựa trên sự thụđộng và dốt nát của học sinh mà dựa trên năng lực của giáo viên góp phần vào sự phát triển tột đỉnh của các em… Một giáo viên sáng tạo là một giáo viên biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học. Giáo viên phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉđóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức”.
Dạy học lấy người học làm trung tâm phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có.
- Phân hóa người học – Thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của người học, bằng nhiều phương pháp tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau – tự mình biến kho tàng tri thức của nhân loại thành của bản thân.
- Hợp tác giữa các thành viên – Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong QTDH.
- Thực hiện có hiệu quả “học đi đôi với hành”,“lý luận gắn với thực tiễn”,
- Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học đa phương tiện, góp phần huy động tối đa giác quan của người học tham gia vào QTDH.
Một số PPDH tích cực (dạy học lấy người học là trung tâm)
- PPDH nêu vấn đề.
- PPDH chương trình hóa. - PPDH Algorit.
- PPDH mô phỏng. - PPDH theo dự án.
- PPDH hướng nghiên cứu khoa học.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các trường hiện nay nhiều khi không được coi trọng đúng mức, hoặc là do chủ trương gây sức ép từ các nhà quản lý giáo dục do đó hiệu quảđào tạo còn thấp. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay trong phương pháp giảng dạy là phải dạy cho người học cách học, dạy kỹ năng tự học, tự nghiên cứu hướng tới việc học suốt đời. Tuy nhiên, đa số học sinh – sinh viên chưa có phương pháp học, hay không tìm được phương pháp học tập đúng đắn nên hiệu quả học tập trong nhà trường còn thấp, khả năng tự học và tự phát triển kém. Đổi mới PPDH còn chưa thích ứng với sự thay đổi và phát triển của thực tiễn. Trong thực tế nhiều giáo viên giảng dạy khô khan, nội dung không gắn với thực tiễn, sử dụng các giáo trình đã cũ, không có sự cập nhật những kiến thức, công nghệ mới để làm cho bài giảng thêm sinh động và phong phú.
Không có một phương pháp nào được coi là vạn năng, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm, vì vậy người dạy phải biết lựa chọn kết hợp ưu điểm của các phương pháp dạy học khác nhau trên cơ sở mục tiêu bài giảng cụ thể, các điều kiện dạy học và đối tượng học sinh cụ thể, điều đó thể hiện nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Hiệu quả của việc kết hợp các PPDH khác nhau được thể hiện ở hình sau:
Tóm lại: Việc áp dụng và phát triển các PPDH tích cực là một nhân tố quan trọng để nâng cao CLDH. Nó không chỉ có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước sau này, cũng như chuẩn bị cho tiền đồ của chính các em.