Phương pháp và phương tiện dạy và học môn KTMĐT

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 63 - 68)

- Kiểm soát chất lượng đào tạo (Educational quality control:) là quá trình kiểm tra nghiệm thu những tất cả các công đoạn của hoạt động đào tạo nhằm khẳng đị nh

3- Chương trình chi tiết:

2.2.2.1. Phương pháp và phương tiện dạy và học môn KTMĐT

Qua thực tế giảng dạy môn KTMĐT và qua kết quả khảo sát thực tế phương pháp giảng dạy cho đối tượng TCCN điện tử dân dụng tôi nhận thấy:

+ Đa số các giáo viên vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp dạy học truyền thống. Thầy chủđộng truyền đạt kiến thức, trò thụđộng nghe và ghi chép nội dung bài học.Các phương pháp dạy học hiện đại với định hướng tích cực hóa người học như: PPDH nêu vấn đề, PPDH Algorit, PPDH chương trình hóa, PPDH mô phỏng, hay PPDH tương tác…, ít được các giáo viên sử dụng, làm cho hiệu quả giảng dạy và học tập chưa hiệu quả.

+ Giáo viên thường chỉ áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại khi nhà trường tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, sát hạch trình độ.

+ Các kiến thức truyền đạt cho học sinh còn mang tính chất sao chép, sắp sẵn. Do vậy các nhiệm vụ dạy học chưa được thực hiện đầy đủ, nhất là nhiệm vụ phát triển.

+ Học sinh chỉ được giáo viên hướng dẫn làm một số bài tập trên lớp mà không được thực hành lắp ráp, đo đếm và hiệu chỉnh mạch thực tế. Nên đa số các em chưa nắm vững kiến thức cũng như không có năng lực thực hành sau khi kết thúc môn học.

Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến của giáo viên dạy TCCN điện tử dân dụng về mức độ sử dụng phương pháp dạy học. Mức độ áp dụng ( %) TT Phương pháp dạy học Chưa áp dụng Đôi khi Thường xuyên 3.1 Thuyết trình 0.0 16.67 83.33 3.2 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề 16.67 50.00 33.33 3.3. Dạy học theo nhóm 83.33 16.67 0.0 3.4. Dạy học Algorith hóa 66.67 33.33 0.0 3.5 Dạy học theo dự án 83.33 16.67 0.0 3.6 Phát tài liệu và hướng dẫn học sinh tự

nghiên cứu 16.67 66.66 16.67

3.7 Dạy học sử dụng tình huống có vấn đề 33.33 50.00 16.67

3.9 Dạy học chương trình hóa 100 0.0 0.0

3.10 Làm mẫu 0.0 33.33 66.67

3.12 Dạy học tương tác 0.0 0.0 0.0

Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến của học sinh về hoạt động chủ yếu của giáo viên trong quá trình giảng dạy.

TT Hoạt động chủ yếu của giáo viên Tổng số Tỷ lệ

(%)

1 Đọc, ghi lên bảng 30/32 93.75

2 Thuyết trình và giải thích 25/32 78.13 3 Đặt câu hỏi và gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi. 14/32 43.75 4 Phát tài liệu học tập và đọc cho học sinh chép. 12/32 37.5 5 Làm mẫu các thao tác thực hành 8/32 25.0 6 Phát tài liệu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu. 4/32 12.5 7 Mô phỏng trên máy tính các bài học 5/32 15.7 8 Chia các nhóm học sinh thảo luận nội dung bài. 10/32 31.25

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các giáo viên và học sinh đều cho rằng: Việc áp dụng phương pháp dạy học đọc, chép; thuyết trình và giải thích trong quá trình giảng dạy cho hệ TCCN điện tử dân dụng nói chung và môn học KTMĐT nói riêng là chủ yếu: 83.33% giáo viên thường xuyên áp dụng PPDH thuyết trình, đây là PPDH không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong khi đó các PPDH mới, hiệu quả hơn như PPDH sử dụng tình huống có vấn đề, PPDH mô phỏng, PPDH theo dự án...còn chưa được các giáo viên áp dụng nhiều.

Khảo sát về phương pháp học tập của học sinh (phụ lục số 3)được tổng hợp qua bảng 2.9 và bảng 2.10, cho thấy rằng PPHT của học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép (83.33% giáo viên cho cho rằng học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép, 100% học sinh cho rằng PPHT của các Em là ghi chép), đó là một thực tế hiển nhiên khi

mà hầu hết các giáo viên giảng dạy trong tổ vẫn chủ yếu áp dụng PPDH cổ truyền. Vì vậy, việc quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối với hệ đào tạo TCCN điện tử dân dụng nói chung và môn KTMĐT nói riêng.

Bảng 2.9. Thống kê ý kiến của giáo viên về phương pháp học tập chủ yếu của học sinh TCCN điện tử dân dụng. TT Phương pháp học tập chủ yếu của học sinh Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Nghe, ghi chép 5/6 83.33 2 Quan sát 4/6 66.67 3 Thảo luận 1/6 16.67 4 Trả lời câu hỏi 3/6 50.0 5 Thực hành 2/6 33.33 6 Tựđọc, nghiên cứu tài liệu ở nhà 0/6 0.0 7 Đọc tài tiệu theo hướng dẫn của giáo viên 1/6 16.67

Bảng 2.10. Thống kê ý kiến của học sinh về phương pháp học tập chủ yếu của học sinh hệ TCCN điện tử dân dụng. TT Phương pháp học tập chủ yếu của học sinh Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Nghe, ghi chép 32/32 100 2 Quan sát 16/32 50.0 3 Thảo luận 7/32 21.87 4 Trả lời câu hỏi 12/32 37.5 5 Thực hành 13/32 40.62 6 Tựđọc, nghiên cứu tài liệu ở nhà 2/32 6.25 7 Đọc tài tiệu theo hướng dẫn của giáo viên 14/32 43.75

Khảo sát ý kiến về sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên trong quá trình giảng dạy môn KTMĐT nói riêng và cho hệ đào tạo TCCN điện tử dân dụng bảng 2.11 và bảng 2.12.

Bảng 2.11. Thống kê ý kiến của giáo viên về việc sử dụng phương tiện chủ yếu để dạy học cho học sinh TCCN điện tử dân dụng.

TT PTDH chủ yếu của giáo viên Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Bảng, phấn 6/6 100

2 Tranh, ảnh và các bản vẽ chuẩn bị sẵn. 4/6 66.67 3 Máy chiếu qua đầu, sơđồ và bản vẽ trên giấy

bóng 1/6 16.67

4 Máy tính và máy chiếu đa năng. 0/6 0.0

5 Các mô hình trực quan, linh kiện thực tế. 2/6 33.33

Bảng 2.12. Thống kê ý kiến của học sinh về phương tiện dạy học chủ yếu của giáo viên

TT PTDH chủ yếu của giáo viên Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Bảng, phấn 30/32 93.75

2 Tranh, ảnh và các bản vẽ chuẩn bị sẵn. 14/32 43.75 3 Máy chiếu qua đầu, sơđồ và bản vẽ trên giấy

bóng 8/32 25.0

4 Máy tính và máy chiếu đa năng. 2/32 6.25 5 Các mô hình trực quan, linh kiện thực tế. 10/32 31.25

Qua tổng hợp các ý kiến của giáo viên và học sinh về sử dụng các phương tiên chủ yếu của giáo viên trong quá trình giảng dạy, cho thấy rằng 100% giáo viên cho rằng họ sử dụng PTDH chủ yếu là phấn, bảng, 93.75% số học sinh cho rằng PTDH chủ yếu của giáo viên là phấn, bảng. Thực tế, PTDH hiện đại ở tổđiện tử vẫn thiếu, (cả khoa Điện – Điện tử mới chỉ có một máy chiếu đa năng, hai máy chiếu qua đầu) nên việc sử dụng công nghệ dạy học hiện đại áp dụng đa phương tiện trong giảng dạy hầu như chưa được sử dụng trong các giờ giảng hàng ngày.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)