HTHT là thái độ biểu hiện ý nguyện và tập trung ý chí cao độ của người học trong việc chiếm lĩnh kiến thức đối với môn học hay nghềđã lựa chọn.
Khi người học có HTHT thì họ sẽ có phương hướng, có ý chí cố gắng khắc phục những khó khăn trong học tập. Vì vậy HTHT vừa là động cơ thúc đẩy sự hoạt động, vừa là yếu tố kích thích phát triển cá tính cá nhân. Khi nhận thấy sự tiến bộ của mình trong học tập, họ cảm thấy tự tin, hào hứng vì thế họ sẽ dũng cảm tới những khó khăn mới, vấn đề mới và sẽ làm việc với tất cả nhiệt tình của mình để chiến thắng khó khăn.
Vì vậy mà Usinxki đã nói: “Hứng thú nhận thức không những là phương tiện dạy học có kết quả, nó còn có tác dụng kích thích việc giáo dục đạo đức. Những hứng thú hão huyền hoặc trống rỗng sẽ làm cho trẻ sao lãng cái đẹp, cái đạo đức, sẽ không đạt tới mục đích giáo dục”
Tuy nhiên HTHT của học sinh không phải hình thành và phát triển một cách tự phát. Nó chỉ được phát sinh, phát triển và củng cố từ bài học này đến bài học khác, ngày càng vững chắc và dần dần trở thành một nét cá tính của bản thân họ.
+ Vạch ra cho học sinh những khía cạnh hấp dẫn của nội dung môn học, nhờ biết tổ chức khéo léo quá trình nhận thức của học sinh mà giáo viên khơi gợi HTHT của họ và biến nó thành ĐCHT cho học sinh.
+ Đặt ra các tình huống có vấn đề khi mởđầu cũng như trong toàn bài giảng. Tình huống đó buộc học sinh phải tư duy tìm ra mối liên hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng và nguyên nhân của chúng.
+ Sử dụng những kinh nghiệm đã có, dựa trên những kiến thức đã biết để tìm ra cái mới, cũng như những tri thức vừa thu được là chìa khóa để hiểu cái mới.
+ Thể hiện được biểu cảm, cảm xúc khi giảng bài thông qua giọng nói, cử chỉ, hành động của mình.
+ Nắm vững nội dung chương trình môn học và một số môn học có liên quan, thường xuyên trau dồi, bổ xung, cập nhật những kiến thức mới làm cho bài giảng thêm phong phú và có tính ứng dụng trong thực tiễn.
Tóm lại: HTHT là nền tảng kích thích khả năng tư duy và hoạt động sáng tạo trong học tập của học sinh. Mỗi giáo viên cần làm cho HTHT nảy sinh, củng cố và phát triển ở người học bằng nghệ thuật sư phạm tài tình của mình. Song những con đường hình thành HTHT cho học sinh thể hiện ở các đặc thù, tính độc đáo trong cá tính của mỗi người giáo viên. Mỗi giáo viên có nhiều sáng tạo và độc đáo bao nhiêu, thì việc học tập của học sinh càng phong phú và đạt hiệu quả cao bấy nhiêu.