Động cơ và hứng thú học tập của người học 1 Động cơ học tập (ĐCHT) [16].

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 30 - 32)

1.2.4.1. Động cơ học tập (ĐCHT) [16].

Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt được thì xuất hiện ĐCHT. ĐCHT được thể hiện ởđối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... mà QTDH đem lại. Nghiên cứu về ĐCHT, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm lý học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…

Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định: ĐCHT của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một sốđộng cơ là chủđạo, cơ bản; một sốđộng cơ khác là phụ, là thứyếu.

- Theo L.I.Bozovick ĐCHT của học sinh được hiểu là trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em.

- Theo A.N.Leonchiev ĐCHT của trẻ như là sựđịnh hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên…

- Có nhiều cách phân lọai ĐCHT của học sinh:

- Theo L.I. Bozovik, A.K.Dusaviski… ĐCHT của trẻđược phân thành hai loại: ĐCHT mang tính xã hội và ĐC mang tính nhận thức. - Phát triển quan điểm trên, A.K.Marcova và V.A.Kruteski cho rằng ngoài hai động cơ trên còn có loại thứ ba: Động cơ sáng tạo hay động cơ nhận thức mang tính xã hội. Đó là mức phát triển cao nhất của ĐCHT.

- Động cơ hoàn thiện tri thức: là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong. Hoạt động học tập được

thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong. Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân. Do đó, chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lý. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho là tối ưu trong lĩnh vực sư phạm.

- Động cơ quan hệ xã hội: Học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ởđối tượng học. Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ). Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân, học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học…

Thường thì cả hai loại động cơ trên cùng được hình thành ở học sinh và được sắp xếp theo thứ bậc.Trong những điều kiện nhất định của việc dạy và học thì một trong hai loại động cơ sẽ nổi lên chiếm vị trịưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống động cơ.

Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

Để hình thành động cơ học tập cho học sinh, giáo viên cần:

+ Làm cho việc học tập của học sinh – sinh viên trở thành nhu cầu không thể thiếu thông qua tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học … sao cho kích thích được tính tích cực, tạo hứng thú các em.

+ Tạo cơ hội cho người học phát triển các kỹ năng học tập thông qua việc ứng dụng nội dung môn học vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

+ Nên chia nhỏ bài tập, làm mẫu, nhắc nhở và hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề cũng như kết quả cần đạt được.

+ Thường xuyên cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích về các bài tập, bài kiểm tra, bài thi giúp học sinh không những suy nghĩ nhiều về kiến thức mà còn tựđiều chỉnh phương pháp học của họ.

+ Phải giúp học sinh – sinh viên hiểu và kết hợp các nguyên tắc học tập độc lập với việc học tại trường. Theo thuật ngữ hiện nay, hình thức giáo dục này được gọi là “học tự điều chỉnh” (self-regulated learning) mà theo Paul Pintrich thì “bao gồm các hoạt động tích cực, tựđịnh hướng và tự chủ, các động lực học tập và nhận thức về các bài tập trên lớp của từng sinh viên”.

Tóm li: Học tập của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao khi các em có động cơđúng đắn. Giáo viên thông qua quá trình giảng dạy cần làm cho học sinh hình thành và phát triển động cơ học tập. Chú trọng bồi dưỡng và phát triển động cơ hoàn thiện tri thức cho người học.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)