Chương trình đào tạo (CTĐT)

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 26 - 28)

Có nhiều quan niệm, cũng như định nghĩa khác nhau về chương trình đào tạo (Curricuium). Thuật ngữ Curricuium bắt nguồn từ tiếng Latinh với nghĩa là một khóa học. Một định nghĩa có thể nói là đầy đủ nhất, chính xác nhất:

CTĐT là tất cả những hoạt động học tập được lập kế hoạch và chỉđạo bởi nhà trường, bất kể chúng được thực hiện trong các nhóm hay các cá nhân, bên trong hay bên ngoài trường học.

Theo nghị định 75/CP: “CTĐT là văn bản cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, quy định phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục, chuẩn mực và cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và toàn bộ một bậc học, cấp học, trình độđào tạo”[6].

Hay CTĐT là bản thiết kể tổng thể về hoạt động dạy học trong đó quy định rõ mục đích, nội dung, phương pháp (bao gồm cả hình thức tổ chức dạy học) và kết quả dạy học. Chương trình dạy học là một hệ thống nhiều cấp độ: quốc qia, ngành học, bậc học, môn học. Các chương trình của một ngành học, bậc học,.. là những chương trình trong đó có nhiều chương trình môn học thì luôn bao gồm chương trình khung và chương trình của từng môn học.

Tuy những quan niệm có khác nhau, song đều thừa nhận rằng các bộ phận cơ bản cấu trúc nên CTĐT gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp, quy trình đào tạo, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo chúng gắn

kết với nhau như một chỉnh thểđảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nội dung đào tạo và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người học.

CTĐT có ảnh hưởng quan trọng tới CLĐT. Vì vậy cần phải xây dựng CTĐT ở các cơ sở đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của người học sau khi kết thúc một môn học, một học phần, một khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn theo các bước sau:

- Phân tích nhu cầu thị trường lao động: Nghĩa là đánh giá được thực trạng cũng như tương lai ngành nghề đào tạo với thị trường lao động. Để làm rõ vấn đề này cần trả lời các câu hỏi như: Xã hội còn cần nghề này không? Tương lai nghề này có phát triển không? Trình độ đội ngũ có khả năng đào tạo không? Từđó đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể khi kết thúc từng giai đoạn đào tạo và cả quá trình đào tạo. Tránh đề ra mục tiêu chung chung là hiểu cái này, cái kia nhưng sau khi kết thúc môn học, khóa học người học vẫn không hiểu, không làm được.

- Thiết kế đào tạo: Là lập kế hoạch hay lập trình sẵn cho quá trình đào tạo, sao cho khi thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch đó thì kết quả đạt được phải đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu đó có thể là năng lực thực hiện, là kỹ năng, kỹ xảo và phải được thể hiện bằng công việc, bằng hành động cụ thể. Thiết kế đào tạo không phải chỉ là đưa ra dàn ý cho các nội dung, các tài liệu tham khảo để nhằm cung cấp kiến thức đơn thuần. Tất cả các mục tiêu đào tạo đều được diễn giải ra thành các kết quả về tri thức, kỹ năng, hoặc công việc cụ thể. Đểđạt được điều đó, một lộ trình được vạch sẵn ra cho từng học phần và cả khóa học: Nghe những gì, đọc, xem những gì, trả lời những câu hỏi nào? Thảo luận gì, thực hành gì. Kể cả cách thức học hay phương pháp nghe, xem, đọc, thực hành cũng phải được hoạch định. Với một thiết kế khoa học, chặt chẽ, các công đoạn đầy đủ và thực hiện đúng thì kết quảđào tạo đương nhiên là được đảm bảo; cho dù không phải tất cả các học sinh đều suất sắc, nhưng sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, kỹ năng và kết quả công việc dù ít hay nhiều là điều được ghi nhận trong thực tế.

- Thực hiện và đánh giá kết quảđào tạo (phản hồi đào tạo): Việc đánh giá kết quảđào tạo có một ý nghĩa rất thực tiễn. Nó cho ra những thông tin đểđánh giá toàn

bộ quá trình đào tạo: Những mặt làm được, làm tốt để phát huy, những mặt hạn chế để khắc phục và cải tiến (có sự phản hồi để điều chỉnh QTDH). Mặt khác, đánh giá dựa trên những mục tiêu cụ thể và gắn với kết quả các mục tiêu đào tạo thì sẽ tạo ra động lực tốt cho việc học hỏi, ứng dụng và cải thiện hiệu quả công việc.

CTĐT phải đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Từ những yếu tố trên có thể thấy rằng CTĐT có vai trò rất quan trong đối với CLĐT vì nó chi phối toàn bộ hoạt động của một cơ sở đào tạo, từ cơ cấu tổ chức, quản lý, đội ngũ giáo viên, quan hệ với các doanh nghiệp... và thể hiện trên cơ sở đào tạo có đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động hay không.

Như vậy là phải xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo có nghĩa là CTĐT phải được đánh giá thường xuyên và điều chỉnh để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của xã hội. Hơn nữa có thểđáp ứng yêu cầu đa dạng của người học và nguồn lao động của thị trường.

Trên thực tế, CTĐT ở hầu hết các cơ sởđào tạo vẫn sử dụng CTĐT đã được xây dựng từ nhiều năm trước đây, không còn thích hợp với sự phát triển, thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. CTĐT vẫn chỉ nặng về lý thuyết , thiếu tính thực tiễn, thiếu tính ứng dụng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)