Mục đích của biện pháp:

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 73 - 77)

Đảm bảo cho giáo viên dạy môn KTMĐT có khả năng dạy tốt cả lý thuyết và thực hành.

- Ni dung bin pháp:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đồ chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên dạy KTMĐT nhằm mục tiêu đảm bảo về chất lượng dạy học nhằm đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.

a. Bi dưỡng nâng cao năng lc dy hc môn KTMĐT

Giáo viên dạy môn KTMĐT phải dạy được cả lý thuyết và thực hành theo nội dung chương trình. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên trong tổ Điện tử có tuổi đời còn rất trẻ, họ vừa tốt nghiệp các trường Đại học nên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy đặc biệt là năng lực dạy thực hành còn yếu. Do đó, nhà trường, khoa Điện – Điện tử cần tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy lý thuyết và thực hành môn KTMĐT nói riêng và các chuyên môn thuộc hệ đào tạo TCCN điện tử dân dụng nói chung.

- Để nâng cao trình độ dạy lý thuyết môn KTMĐT nhà trường, khoa và tổ môn cần thực hiện các việc sau:

+ Nhà trường cần thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên điện tử theo hướng đi sâu vào từng chuyên môn cụ thể. Đây là một trong những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay vì trình độ chuyên môn của giáo viên là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy. Nhà trường cần tạo điều kiện và có những chính sách ưu đãi cho các giáo viên đi học tập nâng cao trình độ như thạc sỹ, tiến sỹ theo đúng các chuyên ngành giảng dạy và động viên kịp thời các giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ, có các cơ chế khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu, giáo trình môn học mà họ phụ trách.

+ Đầu tư mua sách, giáo trình phục vụ giảng dạy môn KTMĐT như cuốn

giáo trình kỹ thuật mạch điện tử của TS. Đặng Văn Chuyết, Nhà xuất bản giáo dục;

giáo trình mạch điện tử của Nguyễn Tấn Phước, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh;

giáo dục và một số sách, báo, tạp chí chuyên ngành nhằm phục vụ việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của giáo viên và học sinh.

+ Thường xuyên kiểm tra việc soạn giáo án, đề cương bài giảng môn học KTMĐT theo chương trình chi tiết.

+ Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo tháng, theo học kỳ và năm học.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề thiết thực của môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

+ Thường xuyên trao đổi về tình hình dạy học, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động dạy học Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy bàn bạc cài tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung và đối tượng đồng thời rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy..

+ Lập kế hoạch và yêu cầu các giáo viên trong tổ thường xuyên đi dự giờ đồng nghiệp. Cần quy định mỗi giáo viên/ tháng phải có ít nhất 2 phiếu dự giờđồng nghiệp có nhận xét, góp ý cho bài giảng của đồng nghiệp, tổ môn và khoa sẽ theo dõi kiểm tra hoạt động này.

- Để nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên giảng dạy môn KTMĐT, Khoa Điện và tổ môn cần chú trọng đến các việc sau:

+ Cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đi thực tế tại các cơ sở sản xuất để học tập, trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận những công nghệ hiện đại.

+ Khuyến khích các giáo viên làm các đề tài khoa học bằng việc chế tạo các mô hình phục vụ giảng dạy và học tập môn KTMĐT, như mô hình các mạch khuếch đại cơ bản; mô hình mạch khuếch đại công suất; mô hình các mạch tạo sóng…

+Phân công giáo viên có tay nghề vững kèm cặp cho bồi dưỡng cho giáo viên dạy thực hành môn KTMĐT.

+ Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi sát hạch tay nghề, thi nâng bậc cho giáo viên.

b. Bi dưỡng v nghip v sư phm

Qua khảo sát, phân tích thực trạng cho thấy những điểm yếu cơ bản về NL sư phạm của giáo viên điện tử là sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học. Vì vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên điện tử cần được nhà trường chú trọng.

- Nhà trường và khoa cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về PPDH cũng như khuyến khích các giáo viên áp dụng PPDH mới, tiên tiến trong giảng dạy để tăng hiệu quả dạy học như mở các lớp học tập, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, đối với các giáo viên tốt nghiệp các trường Đại học kỹ thuật phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc II. Bồi bưỡng cho giáo viên kỹ năng chuẩn bị bài giảng, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng kiểm tra, đánh giá bài giảng, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học đồng thời tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi…để giúp các giáo viên củng cố và nâng cao các kỹ năng sư phạm.

Sơđồ các kỹ năng sư phạm cần bồi dưỡng cho giáo viên điện tử.

Hình 3.1 Sơđồ các kỹ năng sư phạm cần bồi dưỡng cho giáo viên điện tử

c. Bi dưỡng, nâng cao trình độ ngoi ng, tin hc.

Trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng nhất là công nghệ thông tin và tin học được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. giáo

Tổ chức Các kỹ Chuẩn bị bài giảng năng sư phạm ầ Kỹ năng kiểm tra Sử dụng phương pháp Sử dụng phương tiện Tiến hành bài giảng Truyền đạt Đánh giá bài giảng

viên muốn áp dụng PPDH hiện đại cần phải sử dụng thông thạo máy tính để soạn giáo án điện tử, thiết kế bài giảng trên máy tính. Do đa số các sách, tài liệu kỹ thuật chuyên môn, các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu đều viết bằng tiếng Anh nên để có thể đọc, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, người giáo viên nhất thiết phải hiểu và sử dụng được tiếng Anh. Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của giáo viên trong tổ là rất hạn chế mới chỉ ở mức độ giao tiếp rất cơ bản. Do đó, nhà trường cần mở các lớp ngoai ngữ tại trường và yêu cầu các giáo viên phải đi học để nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu.

d. Nâng cao năng lc t bi dưỡng ca giáo viên dy KTMĐT

Thực tế cho thấy, dù tổ chức kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ tốt đến đâu thì nhân tố chính vẫn là sự tự giác ngộ và động cơ vươn lên của mỗi giáo viên. Do vậy nhà trường cần tạo điều kiện và dành thời gian cũng như có các cơ chế để khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng.

Đểđộng viên, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng cần chú ý những điểm sau: + Khoa cần chỉđạo tổđiện tử tổ chức trao đổi nội dung tự học, tự bồi dưỡng như dành thời gian cho giáo viên tự đọc tài liệu, nghiên cứu sử dụng phần mềm L@Bsoft để dạy môn KTMĐT vì đây là phần mềm mới có tính trực quan, và tính tương tác trong dạy học sẽ có tác dụng tích cực hóa người học.

+ Mua sách, giáo trình, tài liệu môn cho giảng dạy môn KTMĐT để giáo viên và học sinh tựđọc và nghiên cứu nâng cao hiệu quả dạy và học.

+ Tạo điều kiện về thời gian cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên và thời gian đó được tính bằng định định mức số tiết (giảm số lượng giờ tiêu chuẩn), nếu kiểm tra, đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua giảng dạy có tiến bộ.

3.2.2. Điều chỉnh, đổi mới nội dung chương trình môn học KTMĐT cho phù hợp với thực tiễn sản xuất. hợp với thực tiễn sản xuất.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)