Trong quản lý chất lượng, mục tiêu là tìm kiếm các cách thức tốt hơn và thực hiện không ngừng. Thêm vào đó với sự đồng lòng, giúp sức của giáo viên và mọi người trong trường, có nghĩa là sự nâng cao chất lượng không chỉ đơn thuần là mệnh lệnh, yêu cầu từ cấp trên đối với nhân viên mà thay vào đó, tất cả mọi người trong tập thểđều được khuyến khích, đào tạo để cùng tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng.
Trong hai thập kỷ vừa qua, có nhiều thuyết quản lý chất lượng đào tạo bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu. Một vài thuyết trong đó đã trờ thành nổi tiếng trên thế giới. Trước đây mô hình kiểm soát chất lượng thường được sử dụng để kiểm tra chất lượng và mô hình này có nguồn gốc từ sản xuất hàng hoá.
Hiện nay, các lý thuyết có liên quan đến đảm bảo chất lượng "Tiêu chuẩn hoá quốc tế" dành cho các cơ quan, tổ chức (ISO) và quản lý chất lượng tổng thể (TQM) xuất phát từ kinh doanh và công nghiệp đã được vận dụng vào quản lý giáo dục và đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp.
Một số mô hình nhà trường đã được hình thành khi vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng như: Nhà trường chất lượng (Quality School); Nhà trường xuất sắc (Excellent School); Nhà trường thành đạt (Successful School); Nhà trường tốt (Good School); Nhà trường hiệu quả (Effective School).
Một vài phiên bản của các mô hình đảm bảo chất lượng đã xuất hiện như Giải thưởng chất lượng quốc gia Baldrige ở Hoa Kỳ, các giải thưởng chất lượng ở Châu Âu hoặc một số nước khác, đặc biệt có một số đã được áp dụng vào giáo dục. Đối với giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, một số người còn nhầm lẫn giữa kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng.
Cũng như đối với các hoạt động dịch vụ khác, quản lý chất lượng đào tạo cũng có 3 cấp độ như trình bày dưới đây:
- Kiểm soát chất lượng đào tạo(Educational quality control:) là quá trình kiểm tra nghiệm thu những tất cả các công đoạn của hoạt động đào tạo nhằm khẳng định