Hoạt động của các cơ sở đào tạo công lập hay tư thục đều phải tuân theo định hướng phát triển, cũng nhưđiều chỉnh của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu ở tầm vĩ mô về giáo dục thông qua các văn bản:
+ Luật giáo dục Việt Nam.
+ Điều lệ hoạt động của các cơ sởđào tạo. + Các nghịđịnh, quy chế.
+ Chương trình khung.
Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo. Nó có thể làm tăng hoặc giảm chất lượng đào tạo được thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Quy định về chuẩn giáo viên theo bằng cấp. Dùng lời (kênh tiếng) Dùng hình ảnh trực quan (kênh hình) ế Kết hợp dùng lời và trực quan Kết hợp dùng lời, trực quan và hành động Tự tìm kiếm Sau 3 ngày Sau 3 giờ 10% 20 % 50 % 70% - 80% 90% 95 % 80% 60% 30% - 40% 20% Hình 1.5. Tỷ lệ lưu giữ trí nhớ khi thực hiện và kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau [13, tr 198].
+ Quy định chương trình khung, quy chế đào tạo, quy chế thi, quy định đóng học phí.
+ Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao hiệu quảđào tạo hay không.
+ Khuyến khích hay kìm hãm sự mở rộng liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế của các cơ sởđào tạo.
+ Các chính sách đầu tư và tài chính cho các cơ sởđào tạo.
+ Có hay không có tiêu chuẩn để đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo, các quy định quản lý chất lượng.
+ Các chính sách, chế độ đối với giáo viên và học sinh như: tiền lương, bảo hiểm, việc làm cho học sinh – sinh viên viên sau khi tốt nghiệp.
+ Các quy định về trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Các cơ chế, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng tới tất cả các mặt từ đầu vào đến quá trình tổ chức đào tạo cho tới đầu ra của qua trình đào tạo. Tuy nhiên, nếu các văn bản pháp quy của nhà nước đưa ra, hay có sự sửa đổi, điều chỉnh mà các cơ sởđào tạo không được cập nhật liên tục thì sẽ không theo kịp sự thay đổi của xã hội và sẽ gây nhiều khó khăn cho các cơ sởđào tạo.