Thực trạng dạy – học môn KTMĐT

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 58 - 62)

- Kiểm soát chất lượng đào tạo (Educational quality control:) là quá trình kiểm tra nghiệm thu những tất cả các công đoạn của hoạt động đào tạo nhằm khẳng đị nh

3- Chương trình chi tiết:

2.2. Thực trạng dạy – học môn KTMĐT

Để tìm hiểu thực trạng dạy – học môn KTMĐT tôi tiến hành khảo sát với các khách thể là các giáo viên tham gia giảng dạy thuộc tổ điện tử và học sinh hệ

trung cấp chuyên nghiệp điện tử dân dụng và các kết quả đã được nhà trường tổng kết.

2.2.1.Các yếu tốđầu vào

2.2.1.1.Đội ngũ giáo viên tổđiện tử

Tổ Điện tử thuộc Khoa Điện – Điện tử, trường CĐCN Việt – Đức, Thái Nguyên có đội ngũ giảng viên, giáo viên gồm 6 người, trong đó 4 nam chiếm 66.67%, có 2 nữ chiếm 33.33%.

Về trình độ chuyên môn và độ tuổi, được thống kê trong bảng 2.1. Qua số liệu ta thấy 100% giáo viên trong tổ điện tử có trình độ đại học hệ chính quy, chưa có trình độ trên đại học, độ tuổi dưới 30 cao (66.67 %). Số giáo viên trẻ chiếm một tỷ lệ cao là một thuận lợi cho tổ vì đây là những người vừa mới tốt nghiệp các trường đại học được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, hiện đại. Trong công việc họ năng động, có ý chí phấn đấu, ham học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung đội ngũ giáo viên trong tổ điện tử còn rất trẻ đều có trình độ đại học nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo nghềđiện tử.

Bảng 2.1 Thống kê đội ngũ giáo viên tổđiện tử theo độ tuổi và trình độ chuyên môn

Trên đại học Đại học TT Độ tuổi TS TH.S CQ TC Cao đẳng Trung cấp Tổng số Tỷ lệ (%) 1 < 30 4 4 66.67 2 30 - 40 2 2 33.33 3 Tổng số 6 6 100 4 Tỷ lệ(%) 100 100

(Nguồn: Trường CĐCN Việt – Đức, Thái Nguyên)

Về nghiệp vụ sư phạm, năng lực sư phạm là công cụ hữu dụng giúp người giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả. Phần lớn giáo viên trong tổđiện tử được đào tạo từ các trường Đại học kỹ thuật nên nghiệp vụ sư

phạm của họ hầu như chưa có. Nhà trường đã tạo điều kiện để cho số giáo viên này tham gia các khóa học nghiệp vụ sư phạm bậc I và bậc II.

Bảng 2.2. Thống kê trình độ sư phạm của giáo viên tổĐiện tử

Trình độ sư phạm Bậc I Bậc II Đại học Cao học Tổng

Số lượng 3 1 2 0 6

Tỷ lệ (%) 50 13.67 33.33 0.0 100

(Nguồn: Trường CĐCN Việt – Đức, Thái nguyên)

Thâm niên giảng dạy của giáo viên được nêu ra trong bảng 2.3, nhận thấy số giáo viên có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tới 66.67% số giáo viên trong tổ điện tử. Các giáo viên này vừa mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Trong những năm gần đây các giáo viên trẻ đã được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để họ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhưng kinh nghiệm thực tế cũng như kỹ năng sư phạm còn nhiều hạn chế, sẽảnh hưởng tới khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Bảng 2.3. Thống kê thâm niên giảng dạy của giáo viên tổĐiện tử

Thâm niên (năm công tác) < 5 5-10 > 10

Số lượng 4 2 0

Tỷ lệ (%) 66.67 33.33 0.0

(Nguồn: Trường CĐCN Việt – Đức, Thái Nguyên)

Trình độ ngoại ngữ, tin học được nêu ra trong bảng 2.4, thống kê qua phiếu khảo sát toàn bộ giáo viên tổ điện tử, thấy rằng đa số giáo viên chỉ sử dụng được tiếng anh ở trình độ giao tiếp cơ bản, do đó hầu như không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu các tài liệu khoa học nước ngoài, tìm kiếm tài liệu trên Internet cũng như hạn chế trong việc cập nhật những công nghệ mới. Về trình độ tin học, Chỉ có ít giáo viên sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành, còn lại đa số giáo viên có thể sử dụng thành thạo Microsoft Word, đây là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng công nghệ dạy học hiện đại và đổi mới phương pháp dạy học.

Bảng 2.4. Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên tổĐiện tử. Ngoại ngữ Tin học Trình độ A B C Cử nhân A B C Cử nhân Số lượng 4 1 1 0 4 2 0 0 Tỷ lệ(%) 66.67 16.67 16.67 0.0 66.67 33.33 0.0 0.0 Về công tác nghiên cứu khoa học: Công tác nghiên cứu khoa học giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động chuyên môn, qua hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần củng cố chuyên môn cho giáo viên. Đặc biệt nó trang bị cho người giáo viên một phương pháp luận, một cái nhìn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Các đề tài chủ yếu tập trung vào thiết kế mô hình, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, số giáo viên có tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học còn rất ít qua số liệu thống kê bảng 2.5, năm học 2009 – 2010 chỉ có 33.33% giáo viên trong tổ có đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, còn lại số giáo viên không có đề tài. Có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, về mặt chủ quan là do trình độ giáo viên còn hạn chế, mặt khách quan là do một giáo viên phải dạy nhiều môn học và nhiều giờ trong một năm (Đối với giáo viên dạy lý thuyết 650h/1năm, giáo viên thực hành là 1200h/1năm). Hơn nữa, hầu hết các giáo viên đều phải dạy vượt giờ, vì vậy không có thời gian cho nghiên cứu khoa học [11].

Bảng 2.5. Thống kê đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên tổđiện tử

Đề tài Năm học

Không có Cấp khoa Cấp trường Cấp bộ

Tỷ lệđề tài ( %)

2007 - 2008 3 2 1 0 50

2008 - 2009 3 3 0 0 50

2009 - 2010 4 0 2 0 33.33

(Nguồn:Trường CĐCN Việt – Đức, Thái nguyên)

Tóm li: Đội ngũ giáo viên tổ điện tử còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. Trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của một vài

giáo viên còn yếu. Vì vậy, trước hết đối với bản thân giáo viên phải có lòng yêu nghề, hiểu được vị trí và trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ được phân công, phát huy mọi năng lực và kinh nghiệm và phải có lương tâm nghề nghiệp, về phía nhà trường cần tiếp tục bồi dưỡng cho số giáo viên này cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từđó nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao uy tín của thầy giáo trước học sinh và là tấm gương sáng về học tập, nghiên cứu cho học sinh noi theo.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kỹ thuật mạch điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)