Để sản phẩm của quá trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu cũng như nhu cầu của thị trường lao động cần phải có sự gắn kết giữa nhà trường với các cơ sở sử dụng lao động (CSSDLĐ). Có thể nói đây là xu hướng tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, mọi phát minh khoa học sẽ được ứng dụng một cách nhanh nhất vào đời sống, vào sản xuất kinh doanh, do đó “ những gì là mới là hiện đại của ngày hôm qua nhanh chóng trở thành cũ kỹ và tầm thường trong ngày hôm nay.” Tất yếu những thiết bị, máy móc này bị lạc hậu đòi hỏi nhà trường phải nâng cấp, bổ sung hay đầu tư mới trang thiết bị, máy móc phục vụđào
tạo. Tuy nhiên, việc làm này là rất tốn kinh phí, nhiều trường không có không có khả năng bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để đầu tư thiết bị,máy móc cho đào tạo. Trong khi đó các nhà máy, các xí nghiệp lại có vốn, có nhà xưởng và trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh. Họđang cần những người có kỹ thuật, có tay nghề cao vào làm việc. Tại sao giữa nhà trường và các CSSDLĐ lại không lại không tìm cách liên kết, hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi.
Lợi ích của nhà trường khi kết hợp với CSSDLĐđểđào tạo nghề cho học sinh – sinh viên:
+ Nhà trường có trang thiết bị, máy móc hiện đại tại xưởng trường hoặc có thể đưa các em tới nhà máy, xí nghiệp để thực hành, thực tập tay nghề.
+ Giúp học sinh – sinh viên có một môi trường thực tiễn để học tập và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Các em sớm thích ứng với thực tiễn sản xuất.
+ Hình thành tác phong công nghiệp, thái độ lao động tích cực, say mê và yêu mến nghề nghiệp cho học sinh.
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo. Đồng thời phát hiện ra những bất cập trong công tác đào tạo.
+ Giúp nhà trường nắm bắt và cập nhật những thông tin về yêu cầu của kỹ thuật công nghệ, cũng nhưđòi hỏi của thị trường lao động đểđiều chỉnh QTDH một cách hợp lý.
+ Nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên: các giáo viên có điều kiện tham quan, học tập những kỹ thuật mới, công nghệ mới và những kinh nghiệm thực tế từ các cơ sở sản xuất.
+ Nhà trường cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo: việc kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo không chỉ bó hẹp trong phạm vi quá trình đào tạo trong nhà trường mà cần được thực hiện ở các cơ sở sản xuất sau khi học sinh tốt nghiệp ra làm việc. Nhà trường nắm bắt thông tin phản hồi về phẩm chất, năng lực thực tiễn của học sinh đang làm việc tại các cơ sở sản xuất để đổi mới, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như bồi dưỡng giáo viên và chuẩn bị các điều kiện nhằm nâng cao CLĐT.
+ Tạo đầu ra cho học sinh – sinh viên khi các em tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp các em có thể làm việc tại nhà máy, xí nghiệp đó hoặc xin việc ở một nơi khác đều rất thuận lợi vì các em đã được trải nghiệm và làm thực tế.
Lợi ích của CSSDLĐ:
+ Tuyển được những lao động có kỹ thuật, có tay nghề và có khả năng thích ứng nghề.
+ Không phải lãng phí tiền bạc và thời gian để đào tạo lại khi tuyển dụng lao động.
+ Mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Liên kết, hợp tác giữa các cơ sởđào tạo với các cơ sở sản xuất mang lại lợi ích không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quảđào tạo. Vì vậy cần mở rộng, phát triển và nâng cao mối quan hệ này. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới chúng ta không chỉ cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở trong nước mà còn mở rộng trên quy mô toàn cầu, thì việc đào tạo ra nguồn tạo ra nguồn nhân lực có kỹ thuật, có tay nghề cao được công nhận trên toàn thế giới là rất cần thiết. Do đó các cơ sơđào tạo cũng cần chủđộng liên kết, hợp tác với các công ty ở nước ngoài trong đào tạo và tạo đầu ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp.