6. Kết cấu của luận văn
2.1.4 Về cơ sở vật chất trang thiết bị
Hiện tại Trường đang sử dụng với tổng diện tích đất sử dụng là 23.240 m2, trong đó diện tích dành cho nơi làm việc là: 7.027m2, học tập là 7.428m2 còn lại là khu vui chơi hoạt động giải trí cho cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên đa ̣t chuẩn theo qui đi ̣nh. Địa điểm thuận tiện cho việc đi lại, học tập và giảng dạy của cán bộ, giáo viên và học sinh. Khuôn viên được qui hoạch tổng thể và chi tiết thuận tiện cho các hoạt động dạy và học của học sinh, sinh viên.
43
Trong nhiều năm qua, Nhà trường đã được đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề từ nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay số lượng, chất lượng và chủng loại thiết bị dạy nghề đã phần nào đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo theo các cấp trình độ đào tạo của Nhà trường. Ngoài ra trường còn phối hợp liên kết với một số doanh nghiệp trong nước như Công ty ổn áp LiOA Nhật Linh, nhà máy cơ khí điện Thống Nhất, Công ty kim khí Thăng Long, Công ty Sam Sung Việt Nam và một số các công ty tư nhân khác để tận dụng được các trang thiết bị tiên tiến của doanh nghiệp vào đào tạo và tổ chức thực tập cho các sinh viên, học sinh, đồng thời cũng giúp giáo viên nắm bắt, cập nhật được các trang thiết bị hiện đại, mới mà nhà trường chưa có điều kiện trang bị.
Thiết bị dạy nghề được phân thành 2 loại chủ yếu sau: Thiết bị dạy lý thuyết và Thiết bị dạy thực hành.
Đơn vị tính: chiếc TT Loại thiết bị Môn học Tranh ảnh Mô hình T.bị thí nghiệm Máy chiếu Thiết bị hỗ trợ 1 Chính trị 0 0 0 1 0 2 Quốc phòng 8 0 0 1 0 3 Thể dục 5 0 0 1 0 4 Vẽ kỹ thuật 12 15 0 1 36 5 Ngoại ngữ 0 0 0 1 0 6 Tin học 0 0 0 1 150 7 An toàn 12 2 10 1 0 8 Pháp luật 0 0 0 1 0 Tổng cộng 37 17 10 08 186
Biểu 2.3. Thiết bị chuyên dùng dạy lý thuyết
44 Đơn vị tính: chiếc TT Loại thiết bị Khoa Tổng số
Phân loại thiết bị
Tranh ảnh Mô hình TB Thí nghiệm TB. chuyên dùng Dụng cụ cầm tay các loại 1 Khoa Cơ khí 113 12 12 16 28 45 2 Khoa Động lực 87 7 16 05 18 41 3 Khoa điện 138 19 25 34 42 18 4 Khoa sư phạm 111 11 33 45 08 14 5 Khoa khoa học cơ bản 50 28 0 22 0 0 6 Khoa công nghệ thông tin 164 12 02 0 150 0 Tổng cộng: 663 89 88 122 246 118
Biểu 2.4. Thiết bị chuyên dùng dạy thực hành
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính trường CĐN Công nghiệp Hà Nội)
Theo Danh mục thiết bị dạy nghề cho từng nghề ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành. Danh mục quy định mức tối thiểu về chủng loại, số lượng, yêu cầu kỹ thuật cơ bản của từng loại thiết bị cho 1 lớp học (trong điều kiện tiêu chuẩn) mà cơ sở dạy nghề phải có để đáp ứng được yêu cầu của dạy nghề theo chương trình khung đào tạo nghề. Các cơ sở dạy nghề căn cứ danh mục thiết bị dạy nghề đã ban hành để lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị dạy nghề cho phù hợp với chương trình đào tạo theo từng nghề thì hệ thống các thiết bị đào tạo chính của Nhà trường được trang bị đúng chủng loại, phù hợp với chương trình đào tạo cũng như các ngành nghề đào tạo và chất lượng trang thiết bị đảm bảo tương đối. Các dụng cụ, tài liệu cho các hoạt động thực hành, công năng, các
45
yêu cầu thông số kỹ thuật, các yêu cầu về sức khỏe, vệ sinh công nghiê ̣p và an toàn lao động của nhà trường tương đối đảm bảo.
Căn cứ số lượng máy móc thiết bị, lưu lượng bình quân học sinh (sinh viên), tiến độ đào tạo của trường, tỷ lệ ho ̣c sinh (sinh viên)/thiết bị của các nghề như: nghề Hàn đạt tỷ lệ 6 học sinh (sinh viên)/máy hàn; nghề Điện công nghiệp đạt tỷ lệ 6 học sinh (sinh viên)/thiết bị, 8 học sinh (sinh viên)/1 bộ dụng cụ; nghề Công nghệ ô tô đạt tỷ lệ 5 ho ̣c sinh (sinh viên)/động cơ; nghề Tin học văn phòng đạt tỷ lệ 1,5 học sinh (sinh viên)/1 máy tính; nghề gia công cắt gọt tỷ lệ 6 ho ̣c sinh (sinh viên)/máy.
- Theo Thông tư 44/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư 28/2011/TT- BLĐTBXH quy định về thiết bị dạy nghề, căn cứ theo các danh mục thiết bị dạy nghề của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và đối chiếu với danh mục thiết bị tối thiểu nghề có thể thấy số lượng thiết bị của Nhà trường chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu học thực hành và qui mô đào tạo hiện tại. Mặt khác tính cập nhật của trang thiết bị và nguồn tài liệu chưa theo kịp với tiến bộ kỹ thuật – công nghệ.
- Thiết bị dạy lý thuyết: Các môn học như: Lý thuyết cơ sở, khoa học cơ bản, lý thuyết các môn chuyên môn được sử dụng các thiết bị dạy học dùng chung cho nhiều khoa, nhiều ngành nghề.
Nhà trường đã có biện pháp giao nhiệm vụ cho các phòng khoa và giáo viên tận dụng khai thác thiết bi ̣ da ̣y nghề để thực hiện bài giảng. Hầu hết giáo viên đã sử dụng thiết bi ̣ da ̣y nghề vào bài giảng của mình, đặc biệt là trong việc sử dụng thiết bị nghe nhìn hiện đại, máy chiếu projector, phần mềm powerpoint làm cho bài giảng sinh động, hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên chưa tận dụng được những ưu điểm vốn có của thiết bi ̣ dạy nghề hoặc sử dụng thiết bị dạy nghề chưa hợp lý dẫn đến chất lượng giờ giảng chưa cao.
Thiết bị dạy thực hành: Do đặc điểm là trường dạy nghề đa ngành, đa
nghề, đa cấp độ nên thiết bị da ̣y nghề được sử dụng của trường cũng rất đa dạng. Trong thực hành, thực tâ ̣p sản xuất, các giáo viên đã cố gắng hướng dẫn học sinh tiếp cận vớ i các công cu ̣ sản xuất của doanh nghiệp, do đó cũng tiếp cận với các thiết bi ̣ công nghệ mới, đây chính là các phương pháp để chuyển tải kiến thức, kỹ năng cho người học.
46
Việc phân công các ca ho ̣c thực hành, thực tâ ̣p lệch nhau, ta ̣o điều kiê ̣n cho 100% học sinh sinh, viên được thực hành, thực tập trên máy móc, thiết bi ̣ để rèn luyê ̣n kỹ năng.
Đố i với các thiết bị chuyên dùng được sử dụng hết công suất phu ̣c vu ̣ đào ta ̣o để hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiê ̣p cho ho ̣c sinh sinh viên, tạo cho người học cách khai thác, sử du ̣ng thiết bi ̣; sự kèm că ̣p hướng dẫn của giáo viên ngoài viê ̣c đào ta ̣o chuyên môn thông qua thiết bi ̣ da ̣y nghề còn tạo cho học sinh sinh viên hình thành tác phong công nghiê ̣p, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thứ giữ gìn, bảo quản trang thiết bi ̣ trong học sinh sinh viên.
Giáo du ̣c an toàn lao đô ̣ng cho học sinh, sinh viên khi tiếp xúc với thiết bi ̣ giai đoa ̣n đầu tránh chủ quan làm mất an toàn lao đô ̣ng. Tuy nhiên việc tổ chứ c thực hành, thực tập cho ho ̣c sinh sinh viên còn chưa thật khoa ho ̣c nên hiệu quả đào ta ̣o thực hành chưa cao, phế liê ̣u nhiều. Có giáo viên còn nga ̣i khai thác các máy móc thiết bị hiện đại, thậm trí giáo viên chưa đầu tư thời gian, công sức nắm bắt tính năng, công nghệ, thiết bị mới để xây dựng quy trình thao tác chuẩn, có phương pháp đào tạo chuẩn, dẫn đến chất lươ ̣ng hướng dẫn ho ̣c sinh, sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu.
Hầu hết giáo viên đã sử dụng thiết bi ̣ trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đủ khả năng khai thác hết tính năng tác dụng của các thiết bi ̣ công nghệ hiện đại. Nhà trường chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá giáo viên có sử dụng thiết bi ̣ da ̣y nghề. Do đó, việc sử dụng thiết bi ̣ da ̣y nghề chưa đạt hiệu quả mong muốn. Một số khoa chưa được đầu tư các thiết bi ̣ da ̣y nghề đồng bộ, nên hiệu suất sử dụng thiết bị bị hạn chế.
- Năm 2012, tổng giá trị tài sản là 50,5 tỷ trong đó dụng cụ quản lý là 12,2 tỷ (máy vi tính, máy in, máy điều hòa, máy chiếu, photo, máy fax, ôtô…) và thí nghiệm thiết bị cơ điện tử 1,5 tỷ đồng, thiết bị mô phỏng từ khâu phát điện đến tiêu thụ điện trên 2 tỷ đồng. Hàng năm nhà trường sử dụng nguồn kinh phí trên 2,5 tỷ đồng để đầu tư máy móc thiết bị. Năm 2012 tổ chức KOICA- Hàn quốc đã viện trợ không hoàn lại với số tiền 40.000USD gồm một phòng vẽ kỹ thuật với 25 bàn, 1 phòng Autocad gồm 30 máy tính, 1 máy chủ và hệ thống mạng đồng bộ. Đặc biệt, từ Dự án GDKT&DN, Trường đã tiếp nhận
47
những phòng thí nghiệm, xưởng thực hành đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao như các máy cắt gọt kim loại điều khiển bằng kỹ thuật số các máy hàn, máy cắt công nghệ cao như máy hàn TIG, MIG, MAG, máy cắt PLASMA và phòng thí nghiệm kỹ thuật điện tử, kỹ thuật nhiệt - máy lạnh, phòng thực hành PLC, phòng thực hành máy tính. Có thể nói, về cơ bản máy móc thiết bị hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh về chất lượng và công nghệ trong giai đoạn hiện tại.
- Đầu tư nguyên nhiên vật liệu cho giảng dạy thực hành cũng lớn. Từ nhiều năm nay kinh phí ngân sách cấp cho đào tạo nghề đối với trình độ Cao đẳng nghề là 8,9 triệu đ/Hs/năm, đối với Trung cấp nghề là khoảng 7 triệu/đ/Hs/năm đến thời điểm này, giá cả tăng ít nhất khoảng 2,4 lần, tiền lương tối thiểu giáo viên dạy nghề không tăng mấy, các khoản này đều tính vào kinh phí đào tạo học sinh sinh viên. Trước đây định mức chi phí 1 HS dành 1,5 triệu đồng/năm cho việc mua vật tư thí nghiệm, thực hành. Hiện nay nếu không thay đổi vẫn giữ nguyên con số 1,5 triệu thì số lượng vật tư mua được cũng giảm bớt đáng kể. Để khắc phục tình trạng trên nhà trường cần có qui định điều chỉnh nâng định mức kinh phí dạy thực hành theo từng nghề đào tạo sát với thị trường thì điều kiện thực hành mới đảm bảo.
- Thư viện: Với diện tích 312m2 thư viện có khả năng phục vụ khoảng 40 Học sinh, sinh viên với hơn 8.000 đầu sách trong đó khoảng 5.500 đầu sách phục vụ các nghề Trường đã và đang đào tạo. Nhìn chung tài liệu phục vụ học tập về cơ bản đáp ứng chương trình khung.
Tóm lại: Trong thời gian vừa qua nhà trường đã từng bước đầu tư xây dựng, mua sắm các trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nên phần nào đã đáp ứng yêu cầu đào tạo như hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu của các môn học/modun. Hệ thống các phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm và hệ thống các xưởng thực hành tương đối quy mô và hiện đại.
Việc mua sắm và bổ sung các trang thiết bị hiện đại phù hợp thực tế của nhà trường. Đầu từ trang thiết bị hiện đại tiên tiến; các máy CNC; máy phay CNC; máy mài CNC; máy cắt dây và xây dựng thêm 01 xưởng thực hành sửa chữa ô tô...Đảm bảo đáp ứng tốt cho các hoạt động đào tạo của nhà trường.
48
Các cở sở vật chất đã từng bước đưa vào sử dụng phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học một cách hợp lý và có nhiều hiệu quả.
Công tác bảo quản bảo dưỡng cũng được trường quan tâm thường xuyên xây dựng hệ thống văn bản quy định về việc sử dụng và bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị.
Tuy nhiên: Hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo hiên đại nhưng chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số nghề còn lại một số nghề khác chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị ở một số ngành nghề cho học sinh thực hành.
Đại đa số giáo viên của nhà trường còn trẻ trình độ tay nghề chưa đáp ứng được trong việc sử dụng các thiết bị hiện đại, chưa khai thác sử dụng hết tính năng của máy dẫn đến tình trạng lãng phí và hiệu quả chưa cao. Học sinh được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại còn ít và hạn chế.
Trang thiết bị thực tập ở một số ngành chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh (3 - 4 học sinh trên một thiết bị), thời lượng học sinh tiếp cận với máy còn ít.
Về vật tư nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho học thực hành chưa đủ để học sinh thực tập dẫn đến kết quả rèn luyện tay nghề bị hạn chế.
Việc phối hợp liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực, trong vùng để tiến hành cùng đào tạo chưa được thường xuyên và chưa chủ động, chỉ diễn ra theo từng đợt ngắn tập trung vào những đợt sinh viên đi thực tập để chuẩn bị ra trường; chưa xây dựng, ký kết hợp đồng đào tạo nhân lực lâu dài với các doanh nghiệp để có thể vừa gắn kết, hỗ trợ đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp vừa tận dụng được các trang thiết bị hiện đại của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh của trường tiếp cận cập nhật công nghệ, trang thiết bị mới để giảng dạy cho học sinh, sinh viên đáp ứng được yêu cầu thị trường trong những giai đoạn tiếp theo.