6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên giai đoạn 2015-2020
3.1.2.1. Chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020 a) Viễn cảnh nhà trường
81
điểm, trường chất lượng cao giai đoạn 2015-2020: “Xây dựng trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội trở thành một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm chất lượng cao đứng đầu trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, có uy tín, chất lượng, đạt tiêu chí trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 và cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động trong khu vực”.
b) Sứ mệnh của nhà trường
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục dạy nghề, ứng dụng - công nghệ chất lượng cao, nhiều ngành nghề, và một môi trường học tập thuận lợi để mỗi người học có năng lực kỹ thuật vững vàng, một thể chất khoẻ mạnh, một tinh thần trong sáng, có việc làm hiệu quả.
Trường đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, cung cấp các dịch vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế.
Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội là nơi trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản đến nâng cao giúp người học có thể phát huy và phát triển năng lực bản thân để có thể thành công trong tương lai.
Là cầu nối gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các kỹ năng nghề vào thực tiễn xã hội trên tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt tình, trung thực, tôn trọng và chia sẽ kinh nghiệm nhằm hướng đến sự phát triển và thịnh vượng chung”.
c) Mục tiêu và định hướng phát triển của nhà trường
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội). Để thực hiê ̣n đươ ̣c mu ̣c tiêu trên, cần có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi dạy nghề phải đổi mớ i, phát triển và có bước đô ̣t phá về chất lươ ̣ng, đặc biệt là chất lượng đào tạo nhân lực có tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho đất nước trong giai đoạn này. Mặt khác, giai đoạn 2015 - 2020 nền kinh tế nước ta phải đương đầu với cạnh tranh quyết liệt trong bối cảnh
82
hội nhập; với yêu cầu của một đất nước công nghiệp, nền kinh tế nước ta cần có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp. Đó là thách thức lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới. Do vậy, vấn đề số lượng và chất lượng nhân lực, đặc biệt là nhân lực có tay nghề cao được coi là vấn đề trọng tâm của giai đoạn này. Để thực hiện được điều này trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cần phải phát triển đội ngũ giáo viên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn sắp tới là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, nếu số lượng và chất lượng của người thầy không đảm bảo và không được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật thường xuyên thì không thể đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Mục tiêu chiến lược:
- Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng... và phẩm chất đạo đức của người học, học sinh học nghề trình độ Cao đẳng khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của xã hội, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
- Các công trình, sản phẩm có khả năng ứng dụng và triển khai, có tính hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho đào tạo chất lượng cao.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế làm nền tảng cho sự phát triển của Nhà trường.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo.
- Mô hình đào tạo theo định hướng tiên tiến đa lĩnh vực, các ngành nghề đào tạo được liên kết chặt chẽ với các cơ sở, đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương.
- Các nguồn lực tài chính được phát triển theo hướng đa dạng hóa và bền vững, hiệu quả thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác các hình thức huy động mới theo cơ chế mới, đặc thù.
Mục tiêu cụ thể:
83
+ Đến năm 2020 tổng số cán bộ, giáo viên của trường là 435 người, trong đó có 350 giáo viên (chiếm hơn 80% tổng số số cán bộ giáo viên toàn trường).
+ Cơ cấu đội ngũ được xây dựng theo tỷ lệ 1 giáo viên/20 HS-SV, - Đội ngũ giáo viên đạt 70% có trình độ trên Đại học trong đó trình độ tiến sỹ đạt từ 5 - 15%.
+ Chủ nhiệm các Khoa chuyên ngành phải có trình độ Tiến sỹ. Các bộ môn cơ bản chủ nhiệm bộ môn phải có trình độ thạc sĩ.
+100% cán bộ công chức có trình độ ngoại ngữ trình độ đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Riêng giáo viên giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN được chuyển giao từ nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên.
+ 100% giáo viên đạt chứng chỉ IC3 trở lên về trình độ tin học.
+ Các khoa hàng năm phải đảm bảo chỉ tiêu có ít nhất 2 giáo viên đi học sau đại học (theo quy chế mỗi năm cử 1 giáo viên đi học cao học và cứ 3 năm cử 1 giáo viên đi làm nghiên cứu sinh)
+ Có ít nhất 5 cán bộ giáo viên được cử đi học chương trình quản lý nhà nước, cao cấp chính trị.
+ Cán bộ, giáo viên được học tập bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ODA và liên kết đào tạo với các trường chiếm từ 10-15%. Mỗi khoa có từ 2 - 3 giáo viên được công nhận chứng chỉ dạy nghề quốc tế.
+ 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo chức danh đảm nhận; 100% nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn đảm trách.
- Về công tác đào tạo
+ Từ nay đến năm 2020, nhà trường tiếp tục phát huy năng lực đào tạo các ngành nghề hiện có, mở thêm những ngành mới đáp ứng theo nhu cầu xã hội, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dự kiến sẽ mở thêm một số ngành mới để đáp ứng với nhu cầu học của xã hội.
+ Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho 100% các chuyên ngành được đào tạo tại trường. Thiết kế chương trình đào tạo theo hướng lấy
84
người học làm trung tâm. Thực hiện nghiêm chỉnh 3 công khai và cam kết chuẩn đầu ra công bố
+ Phấn đấu tăng lượng giáo trình được biên soạn mới mỗi năm 10% + Xây dựng ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học được giảng dạy tại nhà trường
- Về công tác nghiên cứu khoa học
+ Phấn đấu mỗi khoa có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học và 2 - 3 bài báo khoa học được đăng mỗi năm
+ Tăng cường đầu tư công tác nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên
- Về xây dựng cơ sở vật chất
Lập kế hoạch trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy đồng thời tăng cường công tác quản lý tài sản, sử dụng tiết kiệm.
3.1.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc phát triển đội ngũ giáo viên của trường a) Yêu cầu
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dựa trên cơ sở quy mô và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn, trên cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhằm phát huy năng lực của đội ngũ hiện có và tuyển dụng bổ sung những giáo viên mới có đủ chuẩn theo quy định. Theo kế hoạch, đến năm 2020 số lượng giáo viên dạy nghề là 350 giáo viên.
Thời gian ĐVT Tiến sỹ Thạc sỹ Quản lý NN Cao cấp CT
Năm 2016 Người 7 60 5 5
Năm 2017-2020 Người 10 70 10 10
Biểu 3.1. Kế hoạch phát triển trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề
(Nguồn : Xử lý số liệu do phòng Tổ chức – Hành chính trường CĐN công nghiệp Hà Nội cung cấp)
- Đào tạo, bồi dưỡng phải theo quy hoạch, nhằm đảm bảo sự cân đối về số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ và năng lực.
85
tuyển chọn được những giáo viên có đủ năng lực thật sự, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
b) Nguyên tắc
Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN Công nghiệp Hà Nội cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tính cần thiết:
Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN Công nghiệp Hà Nội được đề xuất phải thật sự cần thiết đối với thực trạng của trường trong một giai đoạn cụ thể và cần thiết đối với yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của trường. Để đảm bảo tính cần thiết của các biện pháp, cần điều tra khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên, thực trạng quản lý của trường và căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển của trường CĐN Công nghiệp Hà Nội cũng như Chiến lược phát triển dạy nghề để đề xuất giải pháp.
- Tính phù hợp
Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN Công nghiệp Hà Nội được đề xuất phải phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của trường, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề của thành phố Hà Nội, cả nước, khu vực và quốc tế.
- Tính đồng bộ
Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để mang lại hiệu quả tốt. Tính đồng bộ thể hiện ở các giải pháp đề xuất phải có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cùng tác động lên hệ thống. Vì hoạt động dạy nghề là hoạt động có tổ chức và có tính hệ thống nên giải pháp đề xuất đều tác động một cách đồng bộ lên các yếu tố của tổ chức và hệ thống.
- Tính khả thi
Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN Công nghiệp Hà Nội được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn và mang lại kết quả tốt. Để đảm bảo tính khả thi, các giải pháp đề xuất phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, vào khả năng của hệ thống đào tạo nói chung và của trường CĐN
86
Công nghiệp Hà Nội nói riêng cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN Công nghiệp Hà Nội phải đảm bảo tính kế thừa. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phải dựa trên cơ sở kế thừa những nội dung đã có, chọn lọc và kế thừa những nội dung còn phù hợp, đổi mới những nội dung đã lỗi thời và bổ sung những nội dung cần thiết cho phù hợp yêu cầu thực tiễn và yêu cầu phát triển nhằm đạt kết quả mong muốn.
- Tính hiệu quả
Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN Công nghiệp Hà Nội được đề xuất, ngoài đảm bảo tính cần thiết, khả thi và phù hợp, đồng bộ và kế thừa còn phải mang đến hiệu quả tốt. Để đảm bảo tính hiệu quả, các giải pháp đề xuất phải hướng tới giải quyết tốt những khó khăn, tồn tại và phát huy những điểm mặt của việc phát triển đội ngũ giáo viên của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.