Giải pháp 4: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu

- Đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và nâng chuẩn giáo viên. - Bồi dưỡng nhằm cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, những phương pháp dạy học mới, các kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến để nâng cao năng lực cho giáo viên dạy nghề.

Mục tiêu cụ thể:

- 100% giáo viên của trường đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010.

- 50% giáo viên có trình độ thạc sĩ vào năm 2017 và 70% vào năm 2020.

- Tỉ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 5% vào năm 2017, đạt 10% vào năm 2020.

Phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

- Nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Cung cấp các dịch vụ khoa học. Số lượng, chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng năm phải từng bước được nâng cao đạt trình độ các nước khu vực và quốc tế.

92

- Đảm bảo chất lượng của các hội nghị khoa học, chú ý đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hội thảo chuyên ngành hẹp (cấp quốc gia và khu vực ASEAN). 10% giáo viên tham gia NCKH, 50 % giáo viên có đề tài nghiên cứu đổi mới phương phát dạy học và đồ dùng dạy học được áp dụng vào thực tiễn, 60% giáo viên tham gia viết giáo trình, ít nhất có 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành/năm hoặc có báo cáo trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia. Thực hiện tốt việc công bố các kết quả NCKH trên website của trường và đây là nguồn tham khảo hữu ích phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

- Một số chỉ tiêu NCKH khác:

oĐề tài NCKH cấp Trường: 10 đề tài/năm

oĐề tài NCKH cấp Nhà nước: 01 đề tài/5 năm

3.2.4.2. Nội dung

* Về đào tạo đội ngũ giáo viên

- Tạo điều kiện để số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn bậc đại học đi đào tạo, phấn đấu đến năm 2017 thì 100% giáo viên của trường CĐN Công nghiệp Hà Nội đạt chuẩn trình độ đại học theo chuyên môn giảng dạy.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên đạt trình độ thạc sĩ căn cứ vào mục tiêu phát triển của trường đến năm 2020, căn cứ vào các tiêu chí đối với giáo viên dạy nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện để các giáo viên trẻ có trình độ ngoại ngữ tốt tham gia đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.

- Các nội dung trên được tập thể đội ngũ giáo viên ở các Khoa, Bộ môn thỏa thuận, đánh giá khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của từng giáo viên để dự kiến sắp xếp phân bố thời gian tham gia hợp lý. Lãnh đạo nhà trường căn cứ vào định hướng phát triển của trường, vào yêu cầu đào tạo của trường để có qui định, điều chỉnh hợp lý, đảm bảo đến năm 2020 có 70% giáo viên có trình độ thạc sĩ.

* Về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp khai thác chương trình học liệu, sử dụng hiệu quả các

93

trang thiết bị dạy nghề, tổ chức xây dựng giáo án điện tử, trang bị các phòng chuyên môn.

- Duy trì công tác tham gia dự giờ để trao đổi, đóng góp ý kiến chuyên môn và phương pháp sư phạm. Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề cấp trường hàng năm để duy trì phong trào thi đua dạy tốt học tốt và động viên khen thưởng giáo viên đạt thành tích tốt.

* Về kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chuyên môn giảng dạy thông qua tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức tham quan, khảo sát thực tế sản xuất, liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề đấp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận thực tế, tiếp cận các trang thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.

- Đối với giáo viên mới tuyển, phân công giáo viên có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp giảng dạy tốt kèm cặp, hướng dẫn chuyển giao công nghệ. Đảm bảo trong thời gian nhất định, các giáo viên trẻ phải được nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Liên hệ với các trường Đại học sư phạm kỹ thuật và Tổng cục Dạy nghề để gửi giáo viên tham gia các lớp tập huấn công nghệ mới.

- Liên hệ với Vụ Kỹ năng nghề - Tổng cục Dạy nghề để kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên đồng thời bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên.

- Tranh thủ các nguồn lực từ các dự án trong và ngoài nước về dạy nghề để bồi dưỡng giáo viên của Nhà trường.

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế về chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng nghề theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng do Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

* Về ngoại ngữ

- Đây là điểm còn hạn chế của đội ngũ giáo viên của trường trong thời kỹ hội nhập quốc tế để phát triển dạy nghề. Giáo viên cần được bồi dưỡng ngoại ngữ để phát triển năng lực khai thác sử dụng thiết bị cũng như tài liệu kỹ thuật nước ngoài, hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu chuyên ngành.

94

- Tạo điều kiện để số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ đi học hoặc liên kết với các tổ chức đào tạo ngoại ngữ như Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh tại trường để đến cuối năm 2017 đạt 100% giáo viên đạt chuẩn về ngoại ngữ.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Dạy nghề, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành, đi tham quan học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên đồng thời tăng cường hiểu biết, kinh nghiệm phát triển dạy nghề trên thế giới cho đội ngũ giáo viên.

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

* Về tin học

- Tạo điều kiện để số giáo viên chưa đạt trình độ tin học theo chuẩn quy định đi học tập để đạt yêu cầu qui định đến năm 2016.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ tin học phục vụ giảng dạy và khai thác thông tin trên mạng, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn.

* Năng lực nghiên cứu khoa học

- Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên của trường về phương pháp nghiên cứu khoa học. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ môn, Khoa đến toàn trường. Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài phục vụ chuyên môn phát triển nghề nghiệp. Liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cc strung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Trung ương.

- Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng bởi đây được coi là con đường cơ bản nhất của công tác bồi dưỡng, là nội lực cần phát huy mạnh mẽ trong nhà trường.

- Nhà trường tổ chức tư vấn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, lập các nhóm bồi dưỡng để trao đổi, giúp đỡ nhau giữa các giáo viên, phát huy vai trò của số giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và kinh nghiệm giảng dạy. Nhà trường cần tạo điều kiện thời gian, tài liệu tham khảo để hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên đạt hiệu quả.

95

* Các kiến thức hiểu biết chung về chính trị, xã hội, pháp luật, dạy nghề - Ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm thì đội ngũ giáo viên cần phải được bồi dưỡng các kiến thức chung về quan điểm, đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các qui định về dạy nghề, kiến thức xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các nội dung nhà trường nên đưa vào kế hoạch định kỳ thường xuyên dưới nhiều hình thức làm phong phú thêm kiến thức cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên của trường.

3.2.4.3. Điều kiện và cách thức thực hiện

- Phải làm tốt việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên cơ sở nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong đóng góp hoàn chỉnh kế hoạch. Trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ quản lý trong tổ chức, điều hành hiệu quả, tranh thủ các nguồn lực của trường, thành phố và Trung ương, lựa chọn các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Thời điểm đào tạo, bồi dưỡng phải thuận lợi, phải xây dựng được một môi trường sư pham lành mạnh, một tập thể giáo viên trách nhiệm, thân ái, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập bồi dưỡng để cùng tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường.

- Phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng: hệ thống máy tính nối mạng, các phòng chức năng chuyên môn, tài liệu tham khảo, giáo trình chuyên môn phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Có kế hoạch đảm bảo hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng, huy động các nguồn lực đảm bảo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)