Các tiêu chí phản ánh chất lượng giáo viên dạy nghề, tiêu chí về giáo

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí phản ánh chất lượng giáo viên dạy nghề, tiêu chí về giáo

viên đạt chuẩn trường nghề chất lượng cao

a. Tiêu chí phản ánh số lượng

Để có được sản phẩm của đào tạo là các học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường đòi hỏi phải có quá trình đào tạo, thực hiện quá trình đào tạo này phải có một đội ngũ giáo viên với các trình độ chuyên môn, các kỹ năng thành thạo và các kiến thức khác nhau. Đội ngũ giáo viên này nhiều hay ít, trình độ của họ cao hay thấp và thuộc các chuyên môn gì …phụ thuộc vào quy mô, chức năng nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của từng cơ sở đào tạo và trên quy định của Luật giáo dục, Luật Dạy nghề, về phát triển sức đảm nhận số học sinh trên 1 giáo viên, số lượng của đội ngũ này cao hay thấp được phản ánh qua một hệ thống các tiêu chí gồm:

+ Số giáo viên của toàn cơ sở đào tạo qua các năm học <hay thường kỳ> + Số giáo viên của toàn cơ sở phân theo trình độ được đào tạo. + Số giáo viên của toàn cơ sở phân theo trình độ và chuyên môn. + Số giáo viên của toàn cơ sở phân theo độ tuổi, giới tính… + Số giáo viên đạt trình độ chuẩn và chưa đạt trình độ chuẩn. + Số giáo viên còn thiếu hoặc thừa của chuyên ngành đào tạo.

19

b. Các tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề

Nếu sản phẩm của các quá trình đào tạo là học sinh, sinh viên và chất lượng của đào tạo được phản ánh qua trình độ kiến thức lý luận và thực tiễn, qua mức độ thành thạo các kỹ năng, sức khỏe, khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức được học vào thực tiễn… của người học, thì chất lượng đội ngũ giáo viên được phản ánh và đánh giá thông qua hệ thống các tiêu chí cơ bản là: năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khả năng tự học tập nâng cao trình độ, sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao… Chất lượng đội ngũ này cao hay thấp được phản ánh thông qua mức độ đạt được tương ứng với một số hệ thống tiêu chí. Hệ thống tiêu chí quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề được quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, bao gồm 04 tiêu chí và 16 tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Các tiêu chí cụ thể như sau:

- Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống (gồm 3 tiêu chuẩn)

+ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị + Tiêu chuẩn 2: Đạo đức nghề nghiệp + Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong

- Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn (gồm 2 tiêu chuẩn) + Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn

+ Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề

- Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề (gồm 9 tiêu chuẩn)

+ Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy

+ Tiêu chuẩn 2: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy + Tiêu chuẩn 3: Thực hiện hoạt động giảng dạy

+ Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học + Tiêu chuẩn 5: Quản lý hồ sơ dạy học

+ Tiêu chuẩn 6: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

20

+ Tiêu chuẩn 8: Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập + Tiêu chuẩn 9: Hoạt động xã hội

- Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học (gồm 2 tiêu chuẩn)

+ Tiêu chuẩn 1: Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện + Tiêu chuẩn 2: Nghiên cứu khoa học.

Căn cứ vào hệ thống các tiêu chí đánh giá các quy định tại Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học, năng lực quản lýcác hoạt động giáo dục. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên nhà trường có thể sàng lọc giáo viên yếu kém, giáo viên thừa để bố trí sang việc khác. Sàng lọc đội ngũ là một yếu tố có tác động tích cực tới việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Việc rà soát, sàng lọc, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên không đáp ứng yêu cầu bằng những biện pháp: Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí công việc khác thích hợp hoặc giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ của Nhà nước.

Công tác đánh giá đội ngũ giảng viên cần phải được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phù hợp. Vì vậy, Tổng cục Dạy nghề đã ban hành Công văn số 1329/TCDN-GV ngày 11 tháng 8 năm 2011 về việc Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, cụ thể như sau:

“1. Việc đánh giá, xếp loại giảng viên, giáo viên dạy nghề được thực hiện hàng năm vào cuối năm học.

2. Việc xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo các mức, loại như sau: - Đạt chuẩn:

+ Loại tốt + Loại khá

+ Loại trung bình - Không đạt chuẩn

21

3. Đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề căn cứ vào tổng số điểm đạt được của các tiêu chí, tiêu chuẩn và chỉ số so với điểm tối đa. Điểm tối đa của mỗi tiêu chí tuỳ thuộc vào số lượng tiêu chuẩn của tiêu chí. Điểm tối đa của mỗi tiêu chuẩn tuỳ thuộc vào số lượng chỉ số của tiêu chuẩn.

4. Đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo cấp trình độ đào tạo được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với giáo viên sơ cấp nghề: Có 4 tiêu chí, bao gồm 15 tiêu chuẩn (trong đó: 9 tiêu chuẩn có 4 chỉ số, 6 tiêu chuẩn có 2 chỉ số), tổng số điểm tối đa đạt được là 96.

- Đạt chuẩn:

+ Loại tốt: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số phải đạt từ 6 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 7 điểm trở lên (trong đó có Tiêu chuẩn 1, Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 3 điểm trở lên và có tổng số điểm từ 77 đến 96 điểm.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 6 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 62 điểm trở lên.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 4 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 hoặc chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 48 điểm trở lên.

- Không đạt chuẩn: Giáo viên dạy nghề không đạt chuẩn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng số điểm dưới 48 điểm;

- Đạt từ 48 điểm trở lên nhưng có tiêu chuẩn không điểm;

- Đạt từ 48 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 đều không điểm;

22

- Đạt từ 48 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 không điểm.

b) Đối với giáo viên trung cấp nghề, giảng viên cao đẳng nghề: Có 4 tiêu chí, bao gồm 16 tiêu chuẩn (trong đó: 9 tiêu chuẩn có 4 chỉ số, 7 tiêu chuẩn có 2 chỉ số), tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

- Đạt chuẩn:

+ Loại tốt: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số phải đạt từ 6 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 7 điểm trở lên (trong đó có Tiêu chuẩn 1, Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 3 điểm trở lên và có tổng số điểm từ 80 - 100 điểm.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 6 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 64 điểm trở lên.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 4 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 hoặc chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm từ 50 điểm trở lên.

- Không đạt chuẩn: Giảng viên, giáo viên dạy nghề không đạt chuẩn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổng số điểm dưới 50 điểm;

- Đạt từ 50 điểm trở lên nhưng có tiêu chuẩn không điểm;

- Đạt từ 50 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 2 của Tiêu chí 2 đều không điểm;

- Đạt từ 50 điểm trở lên nhưng chỉ số thứ nhất Tiêu chuẩn 1 của Tiêu chí 3 không điểm.

5. Quy trình đánh giá, xếp loại giảng viên, giáo viên dạy nghề Bước 1: Giảng viên, giáo viên tự đánh giá, xếp loại.

23

Bước 3: Người đứng đầu cơ sở dạy nghề đánh giá, xếp loại.

- Thông qua tập thể Lãnh đạo cơ sở dạy nghề, đại diện Đảng bộ/Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên để đánh giá, xếp loại;

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại cho giảng viên, giáo viên, khoa/phòng chuyên môn, tổ bộ môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên”.

Các tiêu chí và tiêu chuẩn

TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Điểm tối đa TC3. Năng lực sư phạm nghề Điểm tối đa + tc1. Phẩm chất chính trị 8 + tc1. Trình độ nghiệp vụ SPDN, thời gian tham gia giảng dạy

4

+ tc2. Đạo đức nghề nghiệp 8 + tc2. Chuẩn bị hoạt động

giảng dạy 8

+ tc3. Lối sống, tác phong 8 + tc3. Thực hiện hoạt động

giảng dạy 8

TC2. Năng lực chuyên môn

+ tc4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

4

+ tc1. Kiến thức chuyên môn 8 + tc5. Quản lý hồ sơ dạy

học 4

+ tc2. Kỹ năng nghề 8

+ tc6. Xây dựng chương trình; biên soạn giáo trình, tài liệu GD

4

TC4. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

+ tc7. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

8

+ tc1. Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện 8

+ tc8. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

4

24

Biểu 1.1: Các tiêu chí và tiêu chuẩn trong đánh giá giáo viên

TC: Tiêu chuẩn tc: Tiêu chí

(Đối với việc đánh giá giáo viên sơ cấp nghề thì không sử dụng tiêu chí 2 –“Nghiên cứu khoa học” của tiêu chuẩn 4).

c. Tiêu chí về giáo viên của trường nghề chất lượng cao

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” với quan điểm và mục tiêu như sau:

- Quan điểm: Phát triển trường nghề chất lượng cao để đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu và những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về đào tạo nghề của thế giới; bảo đảm tính hệ thống, dài hạn với các giải pháp đồng bộ, khả thi, có lộ trình, bước đi phù hợp; Phát triển trường nghề chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù và hỗ trợ đầu tư đồng bộ cho các trường nghề được lựa chọn để đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường nghề khác xây dựng đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao và được đánh giá, công nhận.

- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo đó, trường được công nhận là trường nghề chất lượng cao khi được cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề đánh giá đáp ứng đủ 06 tiêu chí về: Quy mô đào tạo, Việc làm sau đào tạo; Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo; Kiểm định chất lượng; Giáo viên, giảng viên; quản trị nhà trường. Tại khoản 5 mục III của Quyết định đã nêu rõ tiêu chí đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên như sau: “Về giáo viên, giảng viên: 100% giáo viên đạt

25

chuẩn quy định, có trình độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, giáo viên dạy các nghề trọng điểm được chuyển giao có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên”.

Như vậy, các tiêu chí về giáo viên để công nhận trường nghề chất lượng cao vẫn tập trung vào chuẩn giáo viên theo quy định, ngoài ra có bổ sung thêm tiêu chí về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh và trình độ tin học. Do đó, việc phát triển đội ngũ giáo viên đạt các tiêu chí trường nghề chất lượng cao còn đòi hỏi thêm việc đạt chuẩn về ngoại ngữ tiếng Anh và tin học.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)