Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.6.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Trong xã hội hiện đại, nguồn lực giáo viên có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển nguồn nhân lực của bất kỳ một quốc gia nào mà nguồn nhân lực lại có vai trò quyết định sự phát triển của quốc gia đó. Chính vì lẽ đó, nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách phát triển đội ngũ giáo viên để phát triển nguồn nhân lực khác nhau.

Nước Mỹ với một chiến lược dài hạn, tài chính cho giáo dục chuyên nghiệp (nhất là cho đại học) được vận động từ các nguồn khác nhau như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tôn giáo, từ thiện… Song nguồn chủ yếu nhất là sự đóng góp của người học (thông qua học phí). Nguồn tài chính này được sử dụng vào việc xây dựng quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên học giỏi.

- Mỹ rất coi trọng nguồn lực giáo viên, coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới cơ hội thu hút nhân tài, thu hút chất xám rất lớn, đó là rất nhiều nhà khoa học, bác học từ các nước khác, nhất là Châu Âu đã nhập cảnh vào Mỹ. Nước Mỹ đã rộng mở để chào đón tiếp nhận họ. Và chính vì thế, hiện nay Mỹ là một quốc gia có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới và ít nhiều hầu hết họ cũng tham gia giảng dạy, tham gia công tác đào tạo. Mỹ thực hiện chủ trương trả lương cao để thu hút nhân tài vào làm giáo viên, giảng viên cơ hữu tham gia thỉnh giảng cho các trường…

- CHLB Đức là một trong số ít nước có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo bồi dưỡng ĐNGV nói chung và giáo viên kỹ thuật nói riêng một cách bài bản với chất lượng cao. Công tác phát triển ĐNGV dạy nghề ở CHLB Đức rất được chú trọng. Đây là một trong các yếu tố đảm bảo cho mô hình đào tạo nghề kép được thành công. Việc đào tạo giáo viên kỹ thuật cho các trường dạy nghề ở CHLB Đức theo một mô hình thống nhất. Toàn bộ giáo viên dạy lý thuyết nghề đều được đào tạo ở trình độ đại học theo

32

qui chế đào tạo và thi lấy bằng giáo viên dạy nghề quốc gia. Thời gian đào tạo ở trường đại học là 4,5 năm. Sau kỳ thi quốc gia lần 1, giáo sinh phải đi tập sự 2 năm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Khi kết thúc hai năm tập sự, giáo sinh phải thi quốc gia lần 2 mới được công nhận danh hiệu giáo viên dạy nghề ở trình độ đại học.

- Vào đầu những năm 1970, Phần Lan có một hệ thống giáo dục bị xuống cấp trầm trọng và một nền kinh tế lâm nghiệp dựa vào một sản phẩm duy nhất đó là gỗ, và họ cứ thế chặt cây xuống với một tốc độ chóng mặt. Lúc đó họ nhận ra rằng chặt gỗ chẳng thể đưa họ đi tới đâu nên họ đã quyết định thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục của mình nhằm tạo ra một nền kinh tế tri thức thực sự.

Bắt đầu từ những năm 1970, người Phần Lan đã tiến hành đổi mới việc tuyển chọn và đào tạo những giáo viên tương lai của họ. Đây là một bước căn bản trong quá trình cải cách giáo dục bởi vì nó đã cho phép họ có được mức độ chuyên nghiệp cao hơn giữa các giáo viên. Tất cả giáo viên đều phải có bằng thạc sĩ và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tạo chất lượng cao.

Và cũng kể từ đó, dạy học trở thành một nghề được tôn trọng nhất trong xã hội – không được trả lương cao nhất nhưng cao quý nhất. Kết quả Chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, Phần Lan đã liên tục xếp trên tất cả các nước phương Tây. - Cộng hòa Séc sau khi ra nhập liên minh Châu Âu đã xây dựng và thực hiện hàng loạt các chiến lược, trong đó nổi trội lên là chiến lược phát triển nguồn nhân lực (tháng 2 -2000) nằm trong chương trình thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực. Trong các chiến lược thành phần, đáng chú ý là chương trình phổ cập tiếng Anh, chương trình cải thiện nhân lực hành chính công, chương trình giáo dục đại học, cao đẳng liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chiến lược học tập suốt đời.

- Nhật Bản cũng là một nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực và vì thế cũng rất chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ việc xác định: Nhật là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển chỉ có thể

trông chờ vào chính mỗi con người Nhật Bản hay nói cách khác là trông chờ vào nguồn nhân lực của Nhật vì thế ngay sau khi chiến tranh thế giới kết thúc

33

Nhật đã đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực, và để phát triển nguồn nhân lực Nhật đã quan tâm và có chiến lược phát triển đôi ngũ giáo viên các cấp khác nhau trong đó trọng tâm là giáo viên dạy nghề. Chính phủ Nhật Bản đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu.

Về tuyển dụng hay sử dụng đội ngũ giáo viên, Nhật Bản tuyển dụng khá kỹ càng, đặc biệt ưu tiên tuyển chọn những người có tài năng, có thực tế làm việc chuyên môn và thực hiện chế độ lương theo thâm niên. Khác với các nước phương Tây, việc trả lương dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì Nhật Bản trả lương cho giáo viên còn phải tính đến yếu tố lâu năm.

- Hàn Quốc cũng là một quốc gia tương đối thành công trong lĩnh vực phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề để đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Hàn Quốc sau thế chiến thứ hai. Hàn Quốc có chiến lược phát triển nguồn nhân lực khá thành công. Thực hiện chiến lược này ngay từ đầu năm 1950 Chính phủ đã chủ trương xóa mù chữ cho toàn dân và đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo. Để hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển Hàn Quốc đã đưa hàng loạt học sinh sang các nước để học tập các chuyên ngành với các cấp học khác nhau và sau khi về nước phần lớn được bố trí làm giáo viên dạy nghề hoặc đưa đi làm việc sau đó được bố trí trở lại làm giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó hệ thống giáo dục được đẩy mạnh và đổi mới như: Phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông trung học (1960) hợp đồng giáo viên nước ngoài sang giảng dạy nếu như trong nước không đảm nhận được, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và đào tạo trên các lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên tạo cơ sở bền vững cho phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

- Singapore: Là một quốc gia được xem là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực trong khu vực Đông Nam Á nhờ có chiến lược đúng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên và nhờ có hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển.

Hệ thống giáo dục Singapore rất linh hoạt và luôn hướng về khả năng, nguyện vọng cũng như năng khiếu của học sinh, giúp cho học sinh phát huy tối đa tiểm năng bản sinh của mình. Singapore rất chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên về kiến thức chuyên môn về kỹ năng và phương pháp sư phạm. Do

34

đó, luôn khuyến khích và yêu cầu giáo viên ứng dụng các tiến bộ của khoa học – công nghệ mới vào dân tộc. Chính phủ cũng khuyến khích các giáo viên, ký hợp đồng giảng dạy cho các nước nhất là các nước phát triển để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức, sẵn sàng tiếp nhận trở lại giảng dạy khi hết hạn hợp đồng trở về.

Chính phủ Singapore chủ trương khuyến khích thu hút sinh viên quốc tế đến học tập bằng các chính sách ưu đãi khác nhau như: miễn xét thị thực, không đòi hỏi chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, ngành nghề đào tạo đa dạng. Chủ trương này đã tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu quốc tế, qua đó các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng càng được chuyển giao giữa sinh viên, học sinh các nước với sinh viên, học sinh của Singapore và qua giảng dạy kinh nghiệm của các thầy cũng được nâng lên.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu phục vụ đào tạo nguồn nhân lực ở các nước phát triển đều thể hiện quan điểm:

+ Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. + Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)