Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 103 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu

Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo định kỳ, thường xuyên sẽ phản ánh thực trạng của đội ngũ giáo viên, những điểm mạnh, những điểm còn tồn tại và hạn chế của từng giáo viên. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

96

3.3.5.2. Nội dung

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên. Xây dựng qui chế kiểm tra đánh giá, xác định phương pháp và công cụ đánh giá, bên cạnh đó phải xây dựng chi tiết các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá giáo viên và tiến hành đánh giá công khai, minh bạch. Phương pháp, công cụ và hình thức đánh giá phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của đội ngũ giáo viên cũng như phù hợp với những quy định hiện hành. Từ đó, giáo viên sẽ biết được hình thức đánh giá, các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá để có kế hoạch giảng dạy, học tập và bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ và hoàn thiện bản thân.

- Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, Khoa và Bộ môn của trường tổ chức kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo định kỳ hoạch đột xuất.

- Định kỳ, đột xuất kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chuyên môn của giáo viên. Tổ chức kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức như: dự giờ, phiếu điều tra, phiếu thăm dò, phiếu hỏi hoặc trao đổi trực tiếp. Thu thập thông tin bằng nhiều hình thức, lập thống kê theo biểu mẫu để có đánh giá khách quan về giáo viên.

- Dựa vào kết quả điều tra, công tác kiểm tra, đánh giá, nhà trường sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

3.2.5.3. Điều kiện và cách thức thực hiện

- Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên phải được tiến hành một cách khách quan, công khai, dân chủ, công bằng dựa trên công cụ và các tiêu chí đánh giá cụ thể mới đảm bảo khơi dậy được ý thức trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân giáo viên, phát huy được nhiệt tình và ý thức tự giác của từng giáo viên.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải hướng đến khen thưởng nếu giáo viên được đánh giá tốt để động viên hoặc có kiểm điểm, xử lý nếu kiểm tra, đánh giá phát hiện có những sai phạm nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động phát triển theo hướng tích cực, nề nếp, kỷ cương.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 103 - 104)