SGK, SGV và việc dạy học thơ văn NĐ Cở trường PT hiện nay

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 71 - 74)

2.1.1.1. Mục đích khảo sát SGK và SGV

Tìm hiểu quan điểm biên soạn SGK và SGV Ngữ văn, lớp 9 và Ngữ văn, lớp 11 trong việc hướng dẫn cách dạy học thơ văn NĐC. Từ đó nhằm đề xuất phương pháp dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB.

2.1.1.2. Kết quả khảo sát

1) Sách giáo khoa Ngữ văn, lớp 9 và Ngữ văn, lớp 11 hiện hành a. Về cấu trúc chương trình và nội dung SGK Ngữ văn, lớp 9

- Cấu trúc chương trình ở SGK Ngữ văn, lớp 9, các nhà biên soạn đã đưa hai đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn của tác

phẩm LVT vào giảng dạy và được đặt cuối cùng trong phần giới thiệu thơ văn những tác giả thuộc dòng văn học trung đại Việt Nam. Đây cũng là ý đồ của người viết chương trình SGK nhằm giúp cho HS nhận thấy thơ văn NĐC sẽ kết thúc cho dòng văn học trung đại Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Có thể nói, hai đoạn trích này là những đoạn tiêu biểu của tác phẩm LVT. Cả hai đoạn trích đều tập trung tô đậm tính cách, đạo đức của hai nhân vật chính là LVT và KNN. Họ là những nhân vật lí tưởng mang vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, đạo đức của người NB được NĐC hết lòng ngợi ca cũng như gửi gắm ước mơ, khát vọng của mình.

- Về nội dung SGK Ngữ văn, lớp 9, để giảm tải chương trình SGK, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giảm tải đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, chỉ còn lại đoạn trích

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Ở nội dung đoạn trích này, ngay phần kết quả

cần đạt, SGK đã nhấn mạnh yêu cầu kiến thức bài học yêu cầu chú ý cách xây dựng nhân vật cũng như hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tác giả. Các câu hỏi trong SGK đều tập trung xoáy sâu: khám phá kết cấu đoạn trích, hành động nhân vật LVT, cách cư xử của KNN. Về mặt nghệ thuật, SGK cũng đưa ra các câu hỏi nhằm khám phá về mặt ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm mà tác giả sử dụng trong đoạn

trích. Riêng đối với phần ghi nhớ bài học, SGK yêu cầu HS ghi nhớ về niềm khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật LVT và KNN.

Như vậy, trong cấu trúc chương trình và nội dung SGK Ngữ văn, lớp 9 chỉ

tập trung dạy đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, đồng thời chú ý đến

việc chuyển tải kiến thức về mặt nội dung và nghệ thuật chứ chưa yêu cầu chú ý khám phá đặc điểm riêng của đoạn trích này, đặc biệt là gắn liền với những giá trị VHNB.

b. Cấu trúc chương trình và nội dung SGK Ngữ văn, lớp 11 (bộ cơ bản) hiện hành

- Cấu trúc chương trình SGK Ngữ văn, lớp 11 (bộ cơ bản), ở phần văn học

Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, các nhà biên soạn đã đưa thơ văn NĐC vào dạy học. Cụ thể, đoạn trích Lẽ ghét thương của tác phẩm LVT và tác phẩm

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được đưa vào giảng dạy. Bài học đoạn trích Lẽ ghét thương, được giới thiệu đầu tiên sau đó xen kẽ với bài đọc thêm Chạy giặc, rồi mới

giới thiệu tiếp bài học về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và sau cùng là giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của NĐC. Thông qua việc giới thiệu một số đoạn trích và tác phẩm tiêu biểu trước khi giới thiệu về bài học tác gia như thế, có thể xem đây là ý đồ của các nhà biên soạn Chương trình, SGK nhằm muốn giúp cho HS nhận thấy cả hai sáng tác tiêu biểu của ông ở giai đoạn trước và sau khi Pháp xâm lược. Từ đó giúp người học hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả.

Tựu trung, ở chương trình SGK Ngữ văn, lớp 11 (bộ cơ bản) giới thiệu thơ văn NĐC gồm có: đoạn trích Lẽ ghét thương và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Đoạn trích và tác phẩm này hết sức tiêu biểu không chỉ về nội dung mà lẫn cả về nghệ thuật, đặc biệt nó mang đậm màu sắc VHNB.

- Về mặt nội dung SGK Ngữ văn, lớp 11 (bộ cơ bản), để yêu cầu giảm tải

chương trình SGK, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cắt bài học đoạn trích Lẽ ghét thương, chỉ giữ lại bài học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Nội dung bài học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được thể hiện ngay ở phần kết quả cần đạt, gồm hai phần: Giới thiệu tác giả và tác phẩm. Cả hai phần này đều tập trung vào cuộc đời, nhân cách tác giả cũng như khám phá giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn tế. Ở phần câu hỏi trong SGK thì yêu cầu HS tập trung làm rõ cuộc đời, giá trị thơ văn NĐC. Về mặt nghệ thuật, SGK đưa ra câu hỏi trong đó có câu hỏi yêu cầu HS chú ý đến sắc thái NB độc đáo của thơ văn NĐC. Riêng phần ghi nhớ, SGK yêu cầu HS ghi nhớ về cuộc đời tác giả, đặc biệt thơ văn ông là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái NB.

Như vậy, khi giới thiệu bài dạy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cấu trúc chương trình, SGK Ngữ văn, lớp 11, các nhà biên soạn đã đưa ra các câu hỏi về mặt nghệ thuật và có nhắc đến sắc thái NB. Tuy nhiên, SGK vẫn chưa chỉ ra cách thức khám phá VHNB theo một hệ thống rõ ràng, cụ thể.

2) SGV Ngữ văn, lớp 9 và SGV Ngữ văn, lớp 11(bộ cơ bản) a. SGV Ngữ văn, lớp 9

Trong quá trình gợi ý tổ chức khám phá các đoạn trích của tác phẩm LVT, các nhà biên soạn SGV cũng có chú ý đến việc gắn kết với môi trường VHNB, đặc biệt là ở phần nghệ thuật. Cụ thể, SGV yêu cầu GV và HS chú ý đến mặt ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương NB. Tuy nhiên, SGV cũng chỉ đề cập một phần nhỏ chứ chưa xây dựng thành một hệ thống dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB.

b. SGV Ngữ văn, lớp 11 (bộ cơ bản)

Trong quá trình hướng dẫn tổ chức dạy học, khám phá thơ văn NĐC ở hai bài học: đoạn trích Lẽ ghét thương và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, các nhà biên SGV cũng chú ý đến những kiến thức có liên quan đến VHNB ở cả phần tác giả và tác phẩm. Cụ thể, ở đoạn trích Lẽ ghét thương, đặc điểm của bài học gồm hai phần: về truyện LVT, SGV hướng dẫn GV chú ý đến các giá trị truyện LVT, đặc biệt chú ý “Truyện LVT rất đậm đà sắc thái NB”. Đối với đoạn trích Lẽ ghét thương, SGV

hướng dẫn chú ý đến nhân vật ông Quán: “Ông có dáng dấp nhà nho đi ở ẩn, song

nghĩa sĩ Cần Giuộc, SGV hướng dẫn chú ý về bối cảnh lịch sử và giá trị của tác

phẩm. Có thể nói, đây là những yêu cầu GV cần nắm vững để hướng dẫn HS tiếp cận đoạn trích và tác phẩm để hiểu được kiến thức của nội dung và nghệ thuật theo hướng VHNB. Tuy nhiên, SGV cũng chỉ dừng lại ở góc độ cung cấp kiến thức chung chứ chưa định hướng một cách cụ thể, rõ ràng cho việc tổ chức dạy học tác phẩm của ông dưới góc nhìn VHNB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 71 - 74)