Cách thức tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 134 - 135)

6) Ý nghĩa của tác phẩm là gì?

3.5. Cách thức tiến hành thực nghiệm

Để đảm bảo cho khách quan, chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số trường PT ở khu vực phía Nam và khu vực phía Bắc. Sau khi được sự đồng ý và giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường về GV sẽ phụ trách giảng dạy thực nghiệm, chúng tôi nhanh chóng liên hệ với GV ấy để trực tiếp trao đổi kế hoạch thực nghiệm và đưa ý tưởng dạy học đã đề xuất trong luận án cho họ dựa vào đó thiết kế giáo án phục vụ cho giờ dạy học thực nghiệm cũng như gửi những tư liệu, phim ảnh có liên quan đến bài học để cho GV nghiên cứu vận dụng vào bài dạy. Giờ dạy học thực nghiệm trên hai bài học: đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ở Ngữ văn, lớp 9 và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở Ngữ văn, lớp 11. Sau khi thống nhất quy trình thực nghiệm cũng như thời gian tổ chức thực nghiệm, chúng tôi còn có thêm một số buổi gặp gỡ nữa để giải đáp những băn khoăn, vướng mắc cũng như góp ý cho họ về ý

tưởng của soạn giảng thực nghiệm và cuối cùng đi đến thống nhất về lớp, ngày, giờ để giờ dạy thực nghiệm được diễn ra đúng theo kế hoạch.

Tiếp theo, chúng tôi cho tiến hành tổ chức giờ dạy thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm, để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi chọn đối tượng HS thực nghiệm và đối chứng đều ở những lớp học bình thường, có trình độ trung bình. Chúng tôi cũng chọn GV vừa dạy lớp thực nghiệm và vừa dạy lớp đối chứng để đảm bảo tính khách quan trong việc so sánh các kết quả khi áp dụng cùng một giáo án theo hướng tiếp cận thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB cho cả hai lớp. Ngoài ra, để giờ dạy thực nghiệm mang được tính khách quan, chúng tôi có mời các GV trong Tổ bộ môn của trường xuống lớp tham dự giờ để lắng nghe và góp ý, trao đổi về cách tổ chức dạy học của GV cũng như đánh giá khả năng tiếp nhận của HS theo hướng tiếp cận mới, khám phá thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút kinh nghiệm, bổ sung và chỉnh sửa cho giáo án được hoàn thiện hơn.

Cuối giờ dạy học thực nghiệm, GV tổ chức kiểm tra ngắn khoảng 15 phút để nhận xét, đánh giá mức độ tiếp thu bài của HS. Kết quả thực nghiệm sẽ được đánh giá trên cơ sở bài kiểm tra của HS và cả những ý kiến nhận xét, đóng góp của các GV trong Tổ bộ môn cũng như ý kiến cả HS. Các câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả của HS ở dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng luôn thống nhất cùng nội dung, mức độ yêu cầu nhằm tạo tính khách quan cho quá trình kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)