Tổ chức cho HS xem phim, cải lương, biểu diễn nghệ thuật về các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 131 - 133)

6) Ý nghĩa của tác phẩm là gì?

2.4.4.Tổ chức cho HS xem phim, cải lương, biểu diễn nghệ thuật về các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu

tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu

2.4.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Hoạt động này sẽ tạo sự thoải mái, giải trí và tạo điều kiện cho HS vừa chơi vừa học, đồng thời giúp HS được tự do bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm của bản thân về bài học thơ văn NĐC. Qua đó, HS sẽ hiểu sâu hơn nội dung thơ văn ông, bởi nhờ có được những giá trị VHNB kết tinh, lắng đọng trong các hình tượng nghệ thuật trong từng tác phẩm.

2.4.4.2. Hoạt động chuẩn bị

- Đây là hoạt động học tập ngoài giờ, GV cần lập kế hoạch và xin ý kiến Ban giám hiệu nhà trường.

- Tổ chức cho HS xem những vở cải lương, phim hay vở kịch được xây dựng từ tác phẩm của NĐC để thực hiện tại nhà văn hóa của địa phương hoặc ngay trong khuôn viên trường.

- Cần chọn những đoạn phim, vở cải lương, vở kịch hay và có độ dài phù hợp với thời gian. Vì nếu GV cho HS xem dài quá sẽ gây mệt mỏi và không tập trung, chú ý những vấn đề cốt lõi của bài học.

- Đối với việc tổ chức tại khuôn viên trường, GV có thể cho các em xem phim, vở cải lương, kịch,… ở các buổi trong ngày, còn nếu tổ chức ở nhà thiết chế văn hóa, hay rạp hát ở địa phương thì nên tổ chức vào buổi tối. Vì vậy, GV cần phải lập kế hoạch và thời gian cụ thể hợp lí để HS có thể tham gia cũng như việc đưa đón đúng giờ, đảm bảo an toàn cho HS.

- Sau khi xem xong các clip, phim, cải lương,... GV cần đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm tại chỗ hoặc cho phát biểu cảm tưởng của bản thân. Ví dụ, Qua đoạn phim, vở cải lương hay vở kịch về tác phẩm LVT vừa xem, em hãy phát biểu suy nghĩ về hành động, lời nói của các nhân vật chính diện? Những hành động lời nói của nhân vật ấy giúp em hiểu biết gì về con người NB ở cuối thế kỉ XIX ?...

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thực trạng dạy học thơ văn NĐC ở trường PT hiện nay đã và đang theo hướng tiếp cận dựa vào văn bản và cả ngoài văn bản để khám phá nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này mang tính khái quát chung chứ chưa đi sâu làm rõ được đặc điểm riêng của thơ văn ông gắn liền với những giá trị VHNB. Cách tiếp cận như thế cũng có ưu điểm là giúp HS hiểu được tác phẩm nhưng hạn chế ở chỗ là chưa thấy được cái hay, cái hấp dẫn, đặc sắc riêng của thơ văn ông. Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất những định hướng dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB. Đây là cơ sở hợp lí, đúng đắn để giúp HS tiếp nhận thơ văn NĐC không chỉ hiểu được nội dung, nghệ thuật tác phẩm mà còn tìm ra được vẻ đẹp riêng của thơ văn ông gắn liền với những giá trị VHNB. Trên cơ sở này, chúng tôi còn xây dựng quy trình tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB. Quy trình tổ chức dạy học này luôn đa dạng, từ khâu chuẩn bị ở nhà đến giờ lên lớp. Ngoài ra, để giúp HS phát huy tối đa khả năng sáng tạo, mở rộng và khắc sâu kiến thức bài học trên lớp, chúng tôi còn chú ý đến cả các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Có thể nói, những định hướng, quy trình tổ chức dạy học và cả các hoạt động ngoại khóa sẽ là chìa khóa để giúp người dạy lẫn người học khám phá thơ văn NĐC theo hướng tiếp cận VHNB đúng đắn, khoa học và hợp lí.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm là nhằm chứng minh tính khả thi của các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC từ hướng tiếp cận VHNB. Từ đó bồi dưỡng, phát triển năng lực cho HS, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thơ văn NĐC trong nhà trường THCS và THPT.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 131 - 133)