Thuyết minh ý tưởng giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 155 - 158)

- Thực hành làm bài tập:

3.6.3. Thuyết minh ý tưởng giáo án thực nghiệm

- Hai giáo án thực nghiệm dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB ở trên là có sự kết hợp đồng điệu giữa người viết với GV dạy học ở trường PT. Giáo án mang nhiều điểm nổi bật được thể hiện như sau:

+ Hai giáo án này nhằm giúp HS khám phá được chiều sâu thơ văn NĐC để thấy được đặc điểm riêng của thơ văn ông. Có nghĩa là giúp HS nhận ra được vẻ đẹp riêng từ các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm NĐC gắn liền với những giá trị VHNB. Trong giáo án dạy học đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga,

chúng tôi chú ý khai thác sâu các yếu tố VHNB được biểu hiện thông qua hành động, cách cư xử của hai hình tượng nhân vật LVT và KNN và cả về mặt ngôn ngữ, thể loại,… nhằm giúp HS khám phá được vẻ đẹp tính cách của người NB, như hào hiệp, trọng nghĩa, ân tình, cũng như vẻ đẹp trong cách ứng xử và lời ăn tiếng nói,… rất giản dị mộc mạc của họ. Đối với giáo án dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chúng tôi định hướng cho HS khám phá để thấy vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân NB và thái độ, tình cảm của tác giả, vừa khóc thương vừa ngợi ca những người nghĩa sĩ vì nước quên thân, đồng thời làm bật tinh thần yêu nước mãnh liệt của người dân NB ở buổi đầu chống Pháp. Không những thế HS còn nhận thấy được tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ, thể loại, giọng điệu,… mang đậm sắc thái NB, tạo được sự gần gũi, đồng điệu đối với người tiếp nhận.

+ Cách thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS trong giờ lên lớp và cả ngoài giờ lên lớp. Cụ thể, đối với trong giờ lên lớp, chúng tôi tổ chức như sau:

Thứ nhất, GV cho HS trải nghiệm văn hóa bằng cách đặt câu hỏi khởi động có liên quan đến VHNB và định hướng HS nắm chắc đặc những đặc điểm VHNB trong tác phẩm thông qua các yếu tố lời nói, hành vi của nhân vật, không gian, thời gian, cảnh vật,... Hoặc, GV cho HS xem clip, hình ảnh, tư liệu,... có liên quan đến bài học và VHNB. Có thể nói, bước trải nghiệm văn hóa này là nhằm giúp cho HS chuẩn bị tâm thế cho quá trình tiếp nhận tác phẩm, đồng thời để lôi cuốn sự chú ý của HS vào không gian thẩm mỹ của các sáng tác NĐC mà các giáo án dạy học ở trường PT hiện nay chưa chú ý xoáy sâu vào vấn đề này.

Thứ hai, GV hướng dẫn HS biết cách đọc thơ văn NĐC trong không gian VHNB. Cụ thể, trong quá trình đọc, GV hướng dẫn HS biết dựa vào yếu tố VHNB để hiểu tác phẩm. Ví dụ, khi đọc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, HS biết dựa vào các yếu tố như hình tượng

nhân vật, cảnh vật, thời gian, không gian, ngôn ngữ,... để khám phá, cảm nhận những giá trị VHNB được tác giả sử dụng để tạo nên giá trị riêng cho tác phẩm của mình.

Thứ ba, GV hướng dẫn HS dựa vào những chú giải, cắt nghĩa trong SGK để tìm hiểu sâu hơn các từ ngữ cổ, điển cố có liên quan đến VHNB mà SGK chưa làm rõ. Qua đây, HS sẽ thông hiểu được những giá trị VHNB đã làm đẹp cho thơ văn NĐC.

Thứ tư, các câu hỏi, vấn đề được đặt ra trong giáo án đều tập trung nhằm khơi gợi cho HS cảm nhận được vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm luôn gắn liền với những giá trị VHNB.

Thứ năm, GV còn đặt ra những vấn đề mang những tình huống thực tế để cho HS tự liên hệ mở rộng và biết vận dụng những kiến thức bài học vào đời sống thực tế của bản thân.

Thứ sáu, GV chú ý định hướng giúp HS nắm bắt được thông điệp văn hóa – bài học nhận thức mà tác giả gửi gắm, kí thác vào tác phẩm nhằm kết nối được nội dung kiến thức bài học với đời sống thực tế để các em tự chiêm nghiệm, thấm thía những giá trị của tác phẩm văn học.

Thứ bảy, để củng cố bài học, GV còn cho bài tập ngắn mang những nội dung cơ bản nhất thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận để nhằm HS rèn luyện việc việc khám phá thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB, cũng như để đánh giá hiệu quả của giờ học.

Ngoài ra, giáo án còn chú ý đến hoạt động ứng dụng để giúp HS có thể tham gia trong hoạt động cộng đồng. Hoạt động này không chỉ giúp HS mở rộng kiến thức bài học từ trên sách vở mà còn khắc sâu những kiến thức đã học. Hơn nữa, hoạt động ứng dụng còn giúp HS được trải nghiệm thực tế, thể hiện sự năng động

sáng tạo và chủ động hơn trong việc tìm tòi, khám phá. Đặc biệt, với những HS sống tại vùng đất NB thì hoạt động này một lần nữa giúp bồi đắp tâm hồn, tình cảm và hình thành, phát triển các kĩ năng sống cho các em.

Tóm lại, giáo án thực nghiệm dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB cho thấy có nhiều điểm mới so với giáo án truyền thống dạy học thơ văn NĐC ở trường phổ thông bấy lâu nay. Có nghĩa là, giáo án thiết kế thực nghiệm cố gắng giảm bớt việc truyền tải kiến thức mà hướng nhiều đến phương pháp dạy học thông qua rất nhiều hoạt động hướng tới người học nhằm giúp HS tự biết cách khám phá thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB. Có thể nói, hai giáo án thực nghiệm này vừa đúng đắn trong việc tiếp cận, khai thác thơ văn NĐC, vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học thơ văn ông nói riêng, môn văn nói chung ở trường PT hiện nay.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)