Trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học, mọi nhà văn, nhà thơ đều phải sử dụng chất liệu ngôn ngữ. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có sở trường sử dụng ngôn từ khác nhau. Bởi ngôn từ không chỉ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách độc đáo riêng của từng người sáng tác mà còn là yếu tố để họ thể hiện nhận thức và phản ánh những giá trị văn hóa vào tác phẩm. Vì vậy, khi tìm hiểu, đánh giá một hiện tượng văn học nào đó, người tiếp nhận không thể không chú ý đến việc phân tích yếu tố ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm.
Đối với các nhà văn, nhà thơ việc sử dụng ngôn ngữ của quê hương, địa phương đưa vào tác phẩm của mình là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với mảnh đất và con người, nơi mà bản thân họ được sinh ra và trưởng thành. Chính vì thế, sẽ thiếu sót rất lớn nếu dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB mà bỏ qua việc khám phá ngôn ngữ thơ văn của ông.
Bằng vốn sống, vốn văn hóa của quê hương NB, NĐC đã xây dựng nên các tác phẩm bằng chính ngôn ngữ của quê hương ông. Điều này đã làm cho thơ văn của ông có sức mạnh lan tỏa rộng khắp trong quần chúng, nhất là đồng bào NB. Qua đây, có thể khẳng định rằng, NĐC là tác giả NB đầu tiên đưa ngôn ngữ nôm na hằng ngày của người dân nơi đây vào thơ văn hết sức tự nhiên. Từ đó đã tạo nên sự gần gũi trong tình cảm, nhận thức và sự yêu quí của quần chúng lao động. Vì thế, trong các sáng tác của ông luôn thể hiện dày đặc những lớp từ ngữ địa phương NB
và được sử dụng rất thích hợp, thậm chí có những từ được dùng rất đắc địa nhằm biểu đạt chính xác những tình cảm, cảm xúc của người dân NB. Hơn nữa, chính đặc điểm này đã tạo thơ văn ông có một văn phong riêng không thể nhầm lẫn với ai khác. Cho nên, quá trình dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB, GV chú ý khám phá đặc điểm ngôn ngữ là hoạt động hết sức quan trọng, không thể thiếu. Bởi qua đây, HS không chỉ hiểu được các giá trị VHNB thể hiện qua từng câu chữ mà còn cảm nhận được cái hay, cái độc đáo của ngôn ngữ mà NĐC đã dầy công chọn lựa, sử dụng. Từ đó giúp người học nhận ra được cái hay riêng của từ ngữ cũng như cảm thụ thơ văn ông được sâu sắc hơn. Để giúp HS cảm thụ được những giá trị đặc sắc về ngôn ngữ nghệ thuật của thơ văn NĐC, GV cần phải chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, GV yêu cầu HS thống kê và chú ý đọc đúng các từ ngữ NB trong bài học được thể hiện trên các phương diện, như từ vựng, từ láy, từ ngữ Hán Việt được Việt hóa và cả các từ ngữ bị biến âm,... Ví dụ, dạy học đoạn trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga dưới góc nhìn VHNB, GV yêu cầu HS cần thống kê các
từ ngữ NB được tác giả sử dụng, như “vô, mầy, quăng, vầy”,… (từ vựng), “phừng
phừng, lẫy lừng, bịt bùng, khoan khoan”,… (từ láy), “thân vong, đã phần, sự bất bình”,… (từ ngữ Hán Việt được Việt hóa), “đàng, thiệt, Đương Dang, tiểu thơ”,…
(Từ ngữ bị biến âm) để nhằm giúp HS cảm nhận cái hay, cái độc đáo riêng của từ ngữ NB mà NĐC đã dày công lựa chọn, chắt lọc đưa vào tác phẩm.
Thứ hai, dựa vào vốn hiểu biết của HS về ngôn ngữ NB, GV yêu cầu các em có thể giải thích, cắt nghĩa các từ ngữ đó theo cách hiểu riêng của bản thân. Ví dụ, GV yêu cầu HS cắt nghĩa một số từ trong các câu thơ sau: “Trước sau chưa hãn dạ
nầy/ Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra?”(LVT – 151); “Chẳng qua là sự bất bình/ Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi” (LVT – 162),... Cụm từ “chưa hãn dạ nầy” là
phương ngữ địa phương NB, có nghĩa là chưa rõ việc gì đó. Ý câu thơ cho thấy LVT chưa hiểu rõ về đầu đuôi câu chuyện của hai thầy trò KNN vì sao lại gặp nạn. Hay, cụm từ “sự bất bình” là chỉ việc gì đó không bình thường, xảy ra ngoài ý muốn. Qua đây, ta thấy ý của KNN muốn trần tình với LVT rằng việc hai thầy trò bị cướp bắt là chuyện không ngờ, ngoài ý muốn. Như vậy, giải thích các từ ngữ mang
đậm phương ngữ NB, HS sẽ nhận ra được cách nói, cách diễn đạt trên rất phù hợp với cách nói năng, bày tỏ tình cảm của người NB.
Thứ ba, GV có thể cho HS tự liên hệ, vận dụng những phương ngữ NB trong tác phẩm vào đời sống giao tiếp hằng ngày. Cụ thể, GV có thể đưa ra bài tập tình huống giao tiếp và yêu cầu HS vận dụng các từ ngữ NB trong sáng tác NĐC để làm bài tập, cũng như ứng dụng vào trong giao tiếp hằng ngày của bản thân. Qua đó, HS sẽ tự cảm nhận được cái hay riêng của ngôn ngữ NB trong thơ văn mà tác giả sử dụng để tạo dựng nên tác phẩm.