Nhận xét giờ dạy học thơ văn NĐ Cở trường PT

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 76 - 79)

2.1.3.1. Đối với hoạt động của giáo viên

Qua quá trình khảo sát và dự giờ trên lớp ở một số trường PT khu vực phía Nam và khu vực phía Bắc, chúng tôi nhận thấy đa số giáo án lên lớp của GV giảng dạy chủ yếu là dựa vào sự hướng dẫn của SGV chứ chưa thể hiện sự sáng tạo riêng trong cách tiếp cận thơ văn NĐC. Cho nên, việc khám phá thơ văn NĐC chỉ tập trung vào mặt nội dung và nghệ thuật một cách khái quát chung chứ chưa chú ý

khai thác sâu theo hướng tiếp cận dưới góc nhìn VHNB. Hơn nữa, trong quá trình lên lớp, để chuyển tải nội dung kiến thức bài học, GV chủ yếu sử dụng hoạt động thuyết trình, diễn giảng, còn việc hướng dẫn HS tham gia vào quá trình xây dựng bài học thì chưa được chú ý nhiều, nếu có cũng chỉ dành phần nhỏ. Vì thế, các hình thức hoạt động khác, như hoạt động nhóm, sử dụng câu hỏi nêu vấn đề… cũng được GV áp dụng trong giờ dạy nhưng không đáng kể và chưa phát huy cao hiệu quả.

Các câu hỏi được GV đưa ra trong bài học hầu như tập trung thiên về tái hiện kiến thức. Điều này chứng tỏ GV chưa khơi gợi, phát huy được năng lực và sự sáng tạo của người học. Chính vì thế, qua một số tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy giờ học vẫn diễn ra vẫn theo quỹ đạo của giờ dạy học truyền thống.

Nhằm hiểu rõ thêm thực trạng việc dạy học này, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến của GV đứng lớp giảng dạy. Ở một số trường PT ở khu vực phía Nam, sau khi dự giờ, chúng tôi phỏng vấn cô Lâm Thị Bạch Yến, GV trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ, tỉnh Bạc Liêu. Cô cho biết: “Việc dạy học thơ văn NĐC là rất khó,

bởi vì đây là tác gia của dòng văn học trung đại, giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Những sáng tác của ông đã ảnh hưởng sâu đậm những tư tưởng cũng như tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống thi pháp trung đại. Vì thế, để khám phá thơ văn ông là điều không hề dễ cũng như khó khơi gợi được tình cảm, cảm xúc cho HS”. Hay, thầy Bùi

Quốc Lực, GV trường THPT Phan Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “HS hiện nay

thường không thích học thơ văn trung đại nói chung, thơ văn NĐC nói riêng, vì đây là văn chương cổ nên rất khó hiểu, khó tiếp nhận. Vì thế trong giờ học, HS thường tỏ ra thờ ơ và ít hợp tác với GV trong việc xây dựng bài. Nếu GV có yêu cầu trả lời câu hỏi hay làm bài tập thì các em trả lời và làm theo kiểu đối phó, qua loa chứ chưa có sự đam mê, thích thú thật sự”.

Còn một số trường PT ở khu vực phía Bắc, sau khi dự giờ, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến GV trực tiếp giảng dạy. Cô Nguyễn Đức Hạnh, GV trường THCS Thực nghiệm thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Liễu Giai, Hà Nội chia sẻ: “Việc dạy học thơ văn NĐC là rất khó, bởi HS hiện nay rất ngại đọc

tác phẩm nên khi lên lớp GV gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Do đó, GV thường phải dùng phương pháp diễn giảng, độc thoại để hỗ trợ các em. Hơn nữa, nếu GV sử dụng câu hỏi và bài tập có mức độ khó, cao thì HS sẽ không trả lời được thì buộc GV phải nói thay, làm thay cho đỡ mất nhiều thời gian”. Hay, thầy Hồ Quí Nghĩa, GV trường THPT Minh Phú Sóc

Sơn, Hà Nội cho rằng: “Học sinh của trường sống xa NB, chưa hiểu biết nhiều về

VHNB. Ngoài ra, thơ văn NĐC sử dụng rất nhiều từ ngữ cổ và phương ngữ Nam Bộ nên sẽ rất khó hiểu đối với các em ngày nay. Hơn nữa, SGK giải thích một số từ, ngữ, điển cố chưa thấu đáo, đặc biệt là những từ ngữ liên quan đến VHNB nên việc yêu cầu HS nắm bắt được nét đặc sắc từ nội dung, nghệ thuật tác phẩm của ông là không hề đơn giản”.

Từ những khó khăn từ thực tế trên, các GV đều mong muốn bản thân và đồng nghiệp khi dạy thơ văn NĐC nói riêng, văn học trung đại nói chung cần có thêm hướng tiếp cận mới, đúng đắn và phù hợp để nhằm nâng cao việc dạy học thơ văn ông cũng như đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các GV còn mong muốn có được môi trường dạy học tốt hơn với các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, các tài liệu tham khảo có liên quan đến VHNB,… để hỗ trợ và phục vụ dạy học nhằm đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, thơ văn NĐC nói riêng.

2.1.3.2. Đối với hoạt động của HS

Trong suốt quá trình dự giờ và theo dõi, quan sát giờ học, chúng tôi nhận thấy, HS chủ yếu là nghe GV giảng và ghi chép bài. Khi GV yêu cầu HS đọc thì thường các em đọc chưa đúng cũng như ngại chú thích các điển cố và các từ khó trong mỗi văn cảnh của tác phẩm. Chính điều này làm cho HS chưa hiểu rõ ràng được nội dung tư tưởng và nghệ thuật của thơ văn NĐC. Hơn nữa, các hoạt động khác như trả lời câu hỏi của GV, hay đối thoại, tranh luận và hoạt động nhóm,… các em cũng ít tham gia, nếu có thì chỉ lặp đi, lặp lại ở một vài em khá giỏi. Thực trạng này một phần là do GV chưa có phương pháp hữu hiệu để giúp các em tiếp cận thơ văn NĐC hợp lí cũng như chưa khơi gợi được sự hứng thú của giờ học đối với các em, phần khác nữa là do nội dung kiến thức bài học thơ văn cổ xa lạ nên

không mấy hấp dẫn với HS hiện nay, nhất là các em sống cách xa NB. Chính nguyên nhân này đã làm hạn chế đi kết quả dạy học thơ văn NĐC.

Nói chung, qua giờ học, chúng tôi nhận thấy HS còn thụ động, ít phát biểu. Các hoạt động nhóm chưa phát huy hiệu quả, chủ yếu chỉ tập trung vào vài cá nhân tham gia xây dựng bài. Cho nên, giờ học chưa phát huy cao tính chủ động, tích cực cho tất cả HS trong lớp tham gia. Chính vì thế, giờ học chưa tạo được niềm hăng say và hứng thú của HS trong việc tiếp nhận thơ văn NĐC.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 76 - 79)