Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 85 - 86)

Qua kết quả điều tra, khảo sát dạy học thơ văn NĐC ở một số trường PT khu vực phía Nam lẫn phía Bắc, chúng tôi nhận thấy việc dạy học thơ văn NĐC chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, chưa chú ý tới cái hay, cái đẹp mang nét đặc sắc riêng của thơ văn NĐC. Hơn nữa, nội dung kiến thức về thơ văn NĐC trong SGK, SGV, tài liệu tham khảo cho đến các giáo án giảng dạy của GV ở trường THCS và THPT chỉ chú ý đến nội dung kiến thức để phục vụ cho việc thi cử. Điều này dẫn đến thực trạng dạy học thơ văn NĐC vẫn còn nặng về kiến thức hàn lâm nên dẫn tới việc HS chưa nhận ra được cái hay, cái đẹp thơ văn NĐC gắn liền với VHNB, đồng thời còn gây nhiều khó khăn cho quá trình khám phá, tiếp nhận của HS hiện nay, nhất là HS sống cách xa NB.

Về phương pháp dạy học thơ văn NĐC, các tài liệu, SGK và SGV đều định hướng tập trung vào khai thác văn bản và ngoài văn bản nhưng chưa chú ý nhiều đến việc kết nối các phương diện trong văn bản và ngoài văn bản như định hướng tiếp nhận văn hóa. Do đó, quá trình giảng dạy, hai phương diện này đã bị cắt rời và xem như các bước lên lớp cho nên không tạo được mạch nối giữa phương diện bên ngoài với phương diện bên trong để làm rõ được vẻ đẹp riêng của thơ văn ông. Chính điều này dẫn đến phương pháp dạy học thơ văn NĐC ở PT vẫn theo lối truyền thống, tức là chỉ tập trung làm rõ nội dung, nghệ thuật tác phẩm một cách khái quát chứ chưa chú ý khám phá chiều sâu để tìm ra những giá trị đặc sắc riêng của thơ văn ông. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, GV chỉ tập trung cung cấp kiến thức nên giờ học chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức chứ chưa phát huy năng lực của HS trong việc tự biết cách khám phá kiến thức để hiểu thơ văn NĐC cũng như chưa biết tự biến những kiến thức từ bài học để vận dụng, giải quyết những vấn đề trong đời sống của bản thân.

Như vậy, qua kết quả khảo sát dạy học thơ văn NĐC ở một số trường PT khu vực phía Nam lẫn phía Bắc vừa nêu trên, chúng tôi nhận thấy thực trạng dạy học thơ văn NĐC ở trường PT vẫn còn theo lối dạy học truyền thống. Do đó, để tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn HS trong việc khám phá được thơ văn NĐC, theo chúng tôi, con đường tiếp cận theo hướng dưới góc nhìn VHNB sẽ là hướng tiếp cận mới mẻ, góp phần làm sáng rõ hơn vẻ đẹp thơ văn ông. Có thể nói, đây là hướng tiếp cận phù hợp nhằm giúp HS hiểu sâu sắc những giá trị của tác phẩm cũng như tự biết cách khám phá ra những giá trị đặc sắc của thơ văn ông, đồng thời còn đáp ứng được nhu cầu nhận thức của HS hiện nay. Qua đây, có thể khẳng định, hướng tiếp cận thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB sẽ hứa hẹn mở ra hướng khám phá mới mẻ, sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn hơn đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay và cả thế hệ tương lai mai sau.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)