Trước giờ học

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 101 - 102)

2.3.1.1. Yêu cầu HS chuẩn bị trước bài học ở nhà 1) HS đọc văn bản

GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản trước ở nhà là hoạt động quan trọng để góp phần cho sự thành công của bài học trên lớp. Ví dụ, các bài học về đoạn trích “Lục

Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, hay bài học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,... GV

yêu cầu HS cần phải đọc kỹ văn bản trong SGK trước ở nhà và chú ý đến không gian VHNB: cảnh vật, con người, ngôn ngữ,... Qua đây, HS sẽ có được sự cảm nhận ban đầu về vẻ đẹp của những hình tượng nghệ thuật cũng như nhận ra được những thông điệp văn hóa mà tác giả muốn gửi gắm đến người tiếp nhận.

Ngoài ra, GV yêu cầu HS cần đọc kỹ các mục Tiểu dẫn, Chú thích ở SGK để hiểu được các từ khó, từ ngữ địa phương NB cũng như các điển tích, điển cố được tác giả sử dụng, đồng thời thử diễn đạt lại những từ ngữ ấy theo cách hiểu riêng của mình. Điều đáng lưu ý nữa, GV nên yêu cầu HS học thuộc lòng một số câu thơ, văn trong đoạn trích hay cả tác phẩm nhằm giúp các em cảm và hiểu sâu sắc hơn thơ văn NĐC cũng như nắm sơ bộ những kiến thức để làm nền cho quá trình khám phá, tiếp cận thơ văn ông.

Bên cạnh việc đọc văn bản, HS cần phải trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK và các câu hỏi gợi mở thêm của GV qua phiếu học tập. Ví dụ, để chuẩn bị bài học

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, GV yêu cầu HS tìm hiểu tác phẩm và điền vào phiếu

học tập theo các yêu cầu dưới đây.

Bảng 8: Phiếu học tập của học sinh

Câu hỏi Phần trả lời

(1) Em hiểu như thế nào về tên tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

(2) Các sự việc trong tác phẩm diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào?

(3.a) Tác phẩm nói đến những ai?

(3.b) Những con người ấy tạo cho em ấn tượng nổi bật nhất ? Vì sao?

(4.a) Theo em từ ngữ tác giả sử dụng trong tác phẩm có gì đặc biệt?

(4.b) Những từ ngữ này có liên quan gì đến thái độ, tình cảm của người Nam Bộ?

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 101 - 102)