PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 171 - 175)

- Thực hành làm bài tập:

PHẦN KẾT LUẬN

1) NB là vùng đất mới được những lưu dân đến khai phá, lập nghiệp cách nay khoảng trên ba trăm năm. Do điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội mang đặc điểm riêng nên dẫn tới đời sống sinh hoạt, người dân nơi đây có được nét văn hóa khác biệt so với các vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, cho dù NB có dấu ấn văn hoá riêng biệt, nhưng vẫn luôn thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Bởi VHNB được bắt nguồn từ văn hóa dân tộc Việt Nam. Cụ thể, quá trình tha hương, mưu sinh, lập nghiệp, những di dân từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam đã mang theo cả di sản văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc để phát triển nó cho phù hợp với điều kiện sống ở vùng đất mới mãi cho đến ngày nay.

2) NĐC là người con ưu tú của vùng đất NB và là tác gia tiêu biểu của dòng văn học trung đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Những đóng góp của thơ văn ông không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tính cách, phẩm chất, tâm hồn của người dân NB mà còn phản ánh đúng đặc điểm của vùng đất nơi đây vào thơ văn một cách hết sức tự nhiên, sống động, mang được hơi thở rất riêng. Đối với vùng đất, những cảnh vật thiên nhiên hoang sơ mang đặc điểm riêng của vùng đồng bằng sông nước và rất đỗi gần gũi thân thuộc. Còn đối với con người NB, là chủ thể sáng tạo văn hóa trên vùng đất mới này nên được ông đưa vào trang thơ văn của mình hết sức tự nhiên và sáng ngời với những nét tính cách, phẩm chất mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần phác của họ ở buổi đầu đi mở đất, như hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, phóng khoáng,...

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, NĐC còn chú ý khắc họa thành công vẻ đẹp người nông dân NB mà trong văn học trước đó chưa quan tâm, chú ý. Họ thật sự trở thành nhân vật trung tâm mang vẻ đẹp của sự chất phác, bình dị. Đặc biệt hơn họ là những người mang tinh thần yêu quê hương đất nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất,... và là lực lượng đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước ở giai đoạn bi hùng nhất của lịch sử dân tộc vào cuối thế kỉ XIX. Chính điều này họ đã trở thành bức tượng đài kì vĩ nhất của mọi thời đại. Vì vậy, đến với thơ văn NĐC, người tiếp nhận cảm nhận được cái ngồn ngộn của cuộc sống, của cảnh vật, con người NB rất thực như vốn có ở nơi đây.

Có thể nói, để có được sự thành công ấy, hơn ai hết, NĐC đã biết hòa mình với cuộc sống của quần chúng nhân dân và được hun đúc từ quan điểm lý đạo đức nghĩa nhân ngàn đời của dân tộc ta, đồng thời, truyền thống văn hóa yêu quê hương, đất nước đã thấm sâu vào tâm khảm của tác giả. Chính vì thế, thơ văn ông đã ăn sâu và thấm đẫm vào tâm hồn của quản đại quần chúng nhân dân, nhất là người dân NB từ xưa cho đến ngày nay.

3) Việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB là hướng tiếp cận mới, phù hợp và khoa học, bởi hướng tiếp cận này có sự kết nối liền mạch giữa yếu tố trên văn bản và các yếu tố ngoài văn bản để nhằm làm bật lên giá trị VHNB trong thơ văn NĐC. Hơn nữa, cách tiếp cận này còn tạo được sự hứng thú học tập, vì ngoài việc tiếp thu những giá trị nội dung, nghệ thuật gắn liền với giá trị VHNB, HS còn biết vận dụng kiến thức từ bài học vào thực tiễn để vận dụng, giải quyết những vấn đề trong đời sống của bản thân. Như vậy, có thể khẳng định việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB là đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học thơ văn NĐC nói riêng, dạy học môn văn trong nhà trường hiện nay nói chung theo hướng phát huy năng lực của HS.

4) Việc dạy học thơ văn NĐC trong trường PT lâu nay cũng được GV tiếp nhận trên nhiều mặt như dựa vào văn bản và ngoài văn bản để khám phá nội dung và nghệ thuật tác phẩm song kết quả thu được vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề là chưa chú ý khám phá nội dung, nghệ thuật thơ văn ông gắn liền với VHNB nên chưa thấy được cái hay, cái đẹp riêng của thơ văn NĐC. Do đó, nghiên cứu để tiến hành dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB là một cách tiếp cận khả thi trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học thơ văn ông ở trường PT hiện nay.

5) Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học thơ văn NĐC ở trường PT hiện nay, chúng tôi đưa ra những định hướng tiếp cận thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB, đồng thời đề xuất quy trình tổ chức dạy học ở giờ trên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm mang lại hiệu quả cao. Đối với những định hướng dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB bao gồm: 1/ Chú ý khai thác bối cảnh thời

đại để làm sống dậy không khí và bối cảnh văn hóa một thời về vùng đất, con người NB. 2/ Chú trọng vào hình tượng nhân vật để làm bật lên vẻ đẹp tính cách, tâm hồn con người NB. 3/ Vận dụng tổng hợp các nguồn tư liệu, kiến thức liên ngành để khám phá thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB. 4/ Tập trung khai thác ngôn ngữ mang sắc thái NB. Còn về quy trình tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB gồm: 1/ Trước giờ học, GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước ở nhà, soạn các câu hỏi, đọc kỹ văn bản và đọc thêm những tài liệu, tư liệu, sưu tầm các clip có liên quan đến bài học để trang bị những hiểu biết về VHNB. 2/ Trong giờ học, GV chú ý đến việc kết hợp giữa những kiến thức đã biết với những kiến thức chưa biết nhằm để giúp HS trải nghiệm văn hóa và khám phá được chiều sâu nội dung tác phẩm. Điều này không chỉ HS có thể tự lĩnh hội không chỉ kiến thức văn học mà cao hơn là những giá trị VHNB đẹp đẽ được tác giả gửi gắm trong hình tượng nhân vật, hệ thống ngôn ngữ cũng như ở thể loại tác phẩm,... 3/ Sau giờ học, GV hướng dẫn HS mở rộng và khắc sâu thêm kiến thức bằng việc sưu tầm và đọc thêm các tư liệu liên quan đến bài học, hay làm thêm các bài tập,... Điều quan trọng là làm sao cho HS tự kiểm tra đánh giá những hiểu biết và nhận thức của bản thân đối với bài học. Riêng tổ chức hoạt động ngoại khóa gồm: Dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB theo dự án. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về thơ văn NĐC. Tổ chức tham quan thực tế. Tổ chức cho HS xem phim, cải lương, xem biểu diễn nghệ thuật. Những hoạt động này sẽ hỗ trợ đắc lực cho HS trong việc bổ sung kiến thức trên lớp, trải nghiệm đối với đời sống thực tế, đặc biệt là phát huy được năng lực của bản thân.

Có thể khẳng định, sẽ thiếu sót nếu như chúng ta khám phá thơ văn NĐC không chú ý đến đặc điểm riêng gắn liền với giá trị VHNB. Cho nên, việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB sẽ mở ra đường hướng tiếp cận mới, khắc phục được những thiếu sót trong dạy học thơ văn NĐC bấy lâu ở trường PT, đồng thời còn thấy được giá trị đặc sắc của thơ văn ông.

6) Những định hướng tiếp cận và quy trình tổ chức dạy học chính khóa nêu trên đã được chúng tôi sử dụng để dạy học thực nghiệm hai bài dạy: Đoạn trích Lục

Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (SGK Ngữ văn, lớp 9, tập 1) và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (SGK Ngữ văn, lớp 11, tập 1) dưới góc nhìn VHNB ở 4 trường PT khu

vực phía Nam và khu vực phía Bắc. Kết quả thu được tương đối khả quan, đáp ứng được mục đích nghiên cứu đã đề ra và bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, cũng như những phản hồi tích cực từ cả GV và HS.

7) Để đổi mới dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB, chúng tôi có một số đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Cần trang bị thêm cơ sở vật chất và các thiết bị dạy và học ở các trường PT để việc dạy học thơ văn NĐC nói riêng, văn học trung đại nói chung đạt hiệu quả cao thì cần triển khai hướng tiếp cận mới như luận án đề xuất.

- Cần phải cho GV được chủ động về mặt thời gian số tiết giảng dạy cho bài dạy chứ không nên quy định về mặt thời lượng, số tiết trong giờ dạy dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, dạy bài Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc có thể dạy tăng lên 03 tiết thay vì 02 tiết như quy định của Bộ giáo dục

và Đào tạo trước đây.

- Cần có nguồn kinh phí để hỗ trợ cho việc tổ chức thực hiện hoạt động, ngoại khóa, tham quan thực địa cho HS. Bởi, đổi mới hình thức tổ chức dạy học không chỉ diễn ra trong phòng học mà phải cả ngoài hiện trường, thực địa. Có như thế mới mang lại kết quả cao trong học tập thơ văn NĐC nói riêng, dạy học môn văn nói chung.

8) Với đề tài luận án này, chúng tôi mong muốn góp phần thay đổi nhận thức của GV và HS trong việc dạy học thơ văn NĐC theo hướng tiếp cận mới, tiếp cận dưới góc nhìn VHNB. Hướng tiếp cận mới này sẽ mang lại hiệu quả và chất lượng cho giờ dạy học thơ văn ông ở trong nhà trường PT. Vì vậy, hy vọng rằng những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, cũng như cách triển khai các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB từ luận án này sẽ sớm được triển khai rộng rãi ở các trường PT trên cả nước, đồng thời xem đây như một hướng đi để gợi mở cho hướng tiếp cận mới trong dạy học thơ văn NĐC nói riêng, thơ văn trung đại Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)