Nông thôn nhìn từ cảm hứng thế sự đời tư

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 68 - 84)

Cảm hứng thế sự đời tư là loại cảm hứng mô tả đời sống nhằm mục đích nhận thức nó trong tất cả các trạng thái nhân thế phức tạp vốn có. Cảm hứng sáng tạo này gắn liền với ý thức trách nhiệm đạo đức - xã hội, với tinh thần “nhập thế” tích cực của người nghệ sĩ.

Cảm hứng thế sự đời tư thường trỗi dậy mạnh mẽ khi con người phải đối mặt với một hiện thực “méo mó, bất toàn” do đó, nó thường đi cùng tinh thần phê phán, trên cơ sở ý thức hướng tới một môi trường xã hội nhân văn tiến bộ. Với khát khao “nhìn thẳng vào sự thật” “nói rõ sự thật” nhà văn trực diện hướng ngòi bút vào các chủ đề xã hội, đặt lên hàng đầu những suy nghĩ và chủ kiến cá nhân để phản ánh, lý giải hiện thực một cách triệt để. Đi cùng với một ý thức trách nhiệm đạo đức - công dân, một thái độ, một lý tưởng xã hội mạnh mẽ, tích cực, họ cũng khẳng định mình trong tư cách “con người đời thường” với tất cả mọi biểu hiện chân thực nhân bản.

2.3.1. Các xung đột cơ bản

Tiếp xúc với các sáng tác của Kim Lân về đề tài nông thôn, người đọc dễ dàng nhận ra các mảng đời sống ông đề cập đến. Với những truyện đầu tay ông thiên về đời tư, những truyện thời gian tiếp theo ông chú tâm tới các

phong tục văn hoá dân gian, nhằm khẳng định sự phong phú của tâm hồn người nông dân Việt Nam, cùng tài năng và sự khéo léo của họ.

Hầu hết các sáng tác của Kim Lân đều đề cập đến vấn đề gia đình, cộng đồng, làng xã trong cuộc sống đời thường ở thôn quê. Trong các sáng tác ấy tác giả nói nhiều tới các nét đẹp của người nông dân đối với làng quê và đất nước đó là tình yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới những mặt trái của các quan hệ đó, ấy là các xung đột và mâu thuẫn.

Xung đột trong gia đình được nhà văn Kim Lân đề cập tới trong một số

sáng tác, song tiêu biểu hơn cả là Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu.

Trong tác phẩm, nhà văn cũng nói tới vấn đề mà nhà văn Nam Cao đã viết

trong tác phẩm Tư cách mõ, Một bữa no đó là cái đói nghèo và miếng ăn,

nhưng hướng nhà văn khai thác khác với Nam Cao. Trong tác phẩm ông khẳng định trong hoàn cảnh nào, dù tăm tối, vô vọng nhưng con người vẫn biết giữ mình, vẫn khát vọng cuộc sống tốt đẹp ở tương lai.

Trong Đứa con người vợ lẽ sự xung đột mâu thuẫn giữa Tư là con vợ lẽ

với ông Cả là con vợ lớn được nhà văn Kim Lân khắc hoạ rõ nét qua hình dáng và nội tâm. Nhân vật Tư đã bị đói hai ngày nay, có những lúc tưởng chừng không chịu nổi, đến mức phải uống nước cầm hơi. “Ruột anh xót như cào bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, những muốn càu nhàu mấy tiếng. Tư đói quá, đói lả người đi. Đã hai hôm nay rồi, anh chưa có một cơm nào vào trong bụng” [37, tr.11].

Đối lập với Tư là ông Cả. Ông bước vào nhà không mảy may để ý tới cái vẻ tội nghiệp của người em cùng cha khác mẹ. Từ con người ông toát ra chi tiết mẫu thuẫn đối lập hoàn toàn với Tư, điều mà người đọc dễ nhận thấy nhất là vẻ phì nộn từ hình dáng bề ngoài.

“Ông bệ vệ bước vào, khổ người phì nộn khác hẳn với vẻ gầy còn của Tư. Mặt ông tròn và ngắn lúc nào cũng vui một cách vô tư lự. Nước da hồng

hào, trắng nhễ trắng nhại, bóng nhoáng như bôi dầu” [37, tr.13]. Chi tiết đặc biệt để tạo nên điểm nhấn của truyện là hình ảnh bát phở ông Cả sai Tư đi mua để ông ăn chỉ còn lại phần nước dùng lõng bõng mà Tư cho rằng “ngon, giá được bát cơm nguội trộn ăn thì phải biết”. Đứng trước miếng ăn trong tay mặc dù đó chỉ là phần bỏ đi, nhưng với Tư trong hoàn cảnh bụng đói như vậy đó cũng là một cách để xua đi còn đói đang hoành hành. Đứng trước sự cám dỗ về vật chất đó bản thân Tư đã có lúc do dự, khi muốn giữ lại phần còn thừa ấy, anh thèm thuồng đến mức đưa bát phở thừa lên mũi ngửi, để rồi thấy cái đói, cái thèm đến cồn cào ruột gan và cả nỗi xót xa cho thân phận của mình. Trong một thoáng suy nghĩ, lòng tự trọng trong Tư đã chiến thắng bản năng hèn mọn ấy. Bởi Tư đã so sánh bát nước phở thừa cùng với thái độ vô tâm, ích kỷ của ông cả với bữa cơm nguội cách đó không lâu anh được người bạn thân mời với tất cả sự chân thành của tình bạn.

Hành động ném bát nước phở thừa ra ngoài sân, chính sự chiến thắng mình, khẳng định nhân cách của mình, quyết không để bản năng tầm thường đáng khinh bỉ làm hoen ố nhân cách. Nhà văn đã thật tinh tế, khi đặt nhân vật trong hoàn cảnh đối sánh: một bên là người anh cùng cha khác mẹ, cùng dòng máu gia đình và bên kia là người bạn chí thân đến với Tư trong lúc cần thiết tình cảm của người bạn ấy đáng quí hơn tất cả. Giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện là đề cao phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo, dù trong hoàn cảnh khó khăn, tăm tối nhưng họ vẫn giữ được mình. Sâu xa hơn truyện là lời mong ước nhẹ nhàng những con người hãy đối xử với nhau có tình cảm hơn, quan tâm chia sẻ với nhau trong những lúc khó khăn tưởng chừng không vượt qua được.

Qua xung đột, mâu thuẫn của các nhân vật trong tác phẩm, tác giả đã đề cao khát vọng của người dân nghèo muốn được sống đúng với mình, đồng thời qua đó phản ánh sự vượt mình của những con người ấy, họ biết dũng cảm bước qua ranh giới giữa bản năng tầm thường và lòng tự trọng của bản thân để

sống đúng với bản chất thực của mình. Thật đáng quí, đáng khâm phục những con người trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn không sa ngã, có chăng chỉ là buồn và thầm trách cuộc sống không may mắn với mình. Tư tưởng nhân đạo đã giúp nhà văn tìm thấy những điểm đáng quí trong bức tranh tối sầm lại vì buồn tủi ấy. Đồng cảm với những người dân nghèo Kim Lân đã đứng về phía họ, bênh vực nhân phẩm cho họ.

ở tác phẩm Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, nhân vật ông Tư Mủng được nhà văn kể đến đó là người nông dân ngụ cư, có tấm lòng yêu nước thiết tha, nhiệt tình với công việc gác máy bay cho hàng phố. Song trong quan hệ gia đình ông cũng đã nảy sinh xung đột giữa ông và người vợ. Bà vợ vì buôn bán khó khăn, bởi máy bay hoành hành ngày đêm mà muốn ông Tư bỏ công việc để đi nơi khác làm ăn, còn ông Tư Mủng một lòng muốn ở lại vì công việc. “Tôi nói thật đấy, chuyến này thế nào cũng phải dọn đi nơi khác thôi. Không thể ở đây mãi được đâu. ở mà hứng lấy cái chết à?... Kìa ông, sao tôi nói ông không thèm bắt nhời thế?

- Đi đâu... Mấy lại tôi còn nhiệm vụ gác máy bay cho hàng phố nữa cơ mà. Mình đi thì lấy ai là người thay. [46, tr.443].

Trong câu chuyện ấy sự mâu thuẫn giữa hai vợ chồng ông Tư Mủng ngày càng cao trào. Bà Tư cho rằng đấy là công việc ai cũng có thể làm được.

“úi dào, gớm! Tưởng gì có cái gác máy bay thì ai mà không thay được. Mặt ông Tư tối lại, nóng bừng lên rồi lạnh toát đi. Thế này thì ra vợ ông nó bỉ mặt ông thật. Cả phố này ai người ta cũng nói “ông Tư Mủng gác máy bay tốt. Khó mà tìm được một người gác máy bay như ông Tư”.

ấy thế mà vợ ông nó nói vào mặt ông như vậy đấy. Ông thở dồn lên vì tức giận. [46, tr.444].

Trong xung đột ấy người đọc vẫn nhận thấy người nông dân trên núi Côi Kê đầy tinh thần trách nhiệm với hàng phố, với đất nước.

Các sáng tác về đề tài nông thôn của Kim Lân, nhà văn còn đề cập tới

các xung đột làng xã, cộng đồng thông qua các tác phẩm: Chị Nhâm, Nên vợ

nên chồng, Ông Cả Luốn gốc me. Cụ thể về các mâu thuẫn xung đột đó là sự

ganh đua giữa các phe phái; sự mâu thuẫn giữa địa chủ và nhân dân lao động; hay sự mâu thuẫn giữa cuộc sống nhọc nhằn của nông dân với các thú chơi tao nhã phong lưu.

ở tác phẩm Chị Nhâm là sự mâu thuẫn giữa người nông dân lao động

như gia đình chị Nhâm với tầng lớp địa chủ như Tổng Đáng. Chị Nhâm là câu

chuyện cảm động về số phận của một người con gái nhà nghèo phải đi ở từ nhỏ chịu bao khổ cực, cay đắng. Khi lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp thì lại trở thành vật giữ của cho nhà Tống Đáng. Biết sự thật và phải trốn lên núi sống 27 tháng xa cách với xóm, làng, người thân. May thay chị gặp Dung, một người nghèo khổ như chị giúp đỡ. Cách mạng nổ ra chị thoát khỏi cảnh tha hương về sống với Dung trong niểm vui hạnh phúc của gia đình mới.

Tác phẩm Ông Cả Luốn gốc me nhà văn đã xây dựng nhân vật ông Cả

Luốn với bao tâm trạng băn khoăn luôn đối lập, mâu thuẫn với những lí lẽ của người cháu và cán bộ. Ngay cả khi ông vào hợp tác xã với nhận thức tốt hơn, cách làm của ông vẫn có những lúc còn xung khắc với quyền lợi của tập thể.

ở tác phẩm Con Mã Mái, Đôi chim thành, Chó săn nhà văn Kim Lân đề cập tới các thú chơi tao nhã, phong lưu tài tử, đó là chọi gà, thả chim, chơi chó săn, cây cảnh. Các thú chơi ấy thoạt tiên gợi cho người đọc nghĩ tới là thú chơi của tầng lớp thượng lưu, nhưng trong các sáng tác của mình Kim Lân miêu tả thú chơi đó là của những người nông dân lam lũ, nhọc nhằn, chân lấm, tay bùn.

Có thể thấy rõ sự đối lập giữa hoàn cảnh sống với những thú chơi phong lưu đồng ruộng, càng làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong sáng tác của Kim Lân.

2.3.2. Các loại nhân vật

2.3.2.1. Nhân vật thấp cổ bé họng

Quan điểm sáng tác của Kim Lân là viết cho người nghèo, bởi vậy, như một lẽ tự nhiên, Kim Lân đã trở thành nhà văn của những người nghèo khổ. Cũng bởi thế chiếm số lượng nhiều nhất trong sáng tác của Kim Lân là những nhân vật thấp cổ bé họng. Đây là những người lao động nghèo. Mỗi con người một số phận, một cảnh ngộ. Người thì trôi dạt khốn cùng bởi chiến tranh, đói khát cùng đường, người bị chà đạp, áp bức bóc lột, khinh rẻ. Ngòi bút Kim Lân tập trung miêu tả số phận của những con người đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh của cuộc sống. Những mẫu người ấy đã tràn vào thành dòng, có diện mạo, hồn cốt riêng biệt, ấn tượng trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Chính vì lẽ đó, tác giả Vương Trí Nhàn đã có lý khi khái quát rằng: “Hình như những người mẫu đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách tự nguyện” [37, tr.630]. Trong đó, Kim Lân quan tâm nhiều đến những người ngụ cư đây là nét độc đáo, chỉ có trong văn Kim Lân. Họ là những người nghèo khổ, khốn cùng vậy nhưng dưới ngòi bút của Kim Lân vẫn lấp lánh một vẻ đẹp tâm hồn, lòng vị tha và đức hy sinh, niềm khát khao sống và thiết tha hạnh phúc.

Những nhân vật thấp cổ bé họng, đầu thừa đuôi thẹo, trước hết là hiện thân của cái nghèo đói, cái khổ, một đứa con người cô đầu bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi sống chơ vơ, tủi cực trong cuộc mưu sinh, hay người kép già hết thời chỉ biết vùi dập cuộc đời còn lại của mình trong làn khói thuốc phiện... và nhiều hơn cả là những người nông dân nghèo không sống nơi ở làng mình phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi tất cả họ đều giống nhau ở cái đói, cái nghèo.

Trong sáng tác của Kim Lân viết về đề tài nông thôn, ta bắt gặp thế giới của những thường dân nghèo khổ vốn là hạng hạ lưu ở xã hội cũ, những người nông dân ở miền xuôi mất nhà, mất ruộng đất xiêu dạt lên miền ngược, túp vào một xó chợ bên sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm

trại, tiếp tục vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày. Ngô Tất Tố, Nam Cao cũng viết về người nông dân với cái nghèo, cái khổ, nhưng nhân vật của họ là lão Hạc vẫn có nhà có vườn, còn thu hoạch được kiếm sống qua ngày, Chị Dậu cũng còn có ruộng sinh nhai, còn người nông dân của Kim Lân thì khác, không có lấy một tấc đất, phải lang thang khắp chốn cùng đường, bị ném vào cuộc mưu sinh hết sức nghiệt ngã, đầy nguy hiểm nhiều người phải bỏ xác nơi xứ người.

Gia đình ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê

là một hình ảnh điển hình cho nỗi thống khổ của người dân ngụ cư: “ông Tư Mủng vốn là người làm ruộng không có đất, thèm ruộng đất xưa nay. Từ đời người ông nội đến đời ông, mấy đời người ao ước có được mảnh đất mà sinh sống mấy đời người bỏ làng quê, mồ mả ông cha, xiêu bạt khắp đó thì đây đã tìm đất” [37, tr.447]. Thế rồi mười một con người đói khát cứ lếch thếch, bồng bế nhau đi trên con đường mịt mù, vô định. Cho đến một ngày gia đình đông đúc ấy chỉ còn lại một mình ông Tư Mủng. Tác giả thấu hiểu nỗi khổ tâm, xót xa của người nông dân không có đất. Không có ruộng đất, không có việc làm tất yếu dẫn đến cái đói, cái nghèo.

Nếu như nhân vật của Nam Cao, Ngô Tất Tố nghèo, đói khiến cho ta thương cảm, muốn rơi nước mắt, thì cái đói nghèo, cái chết trong sáng tác của Kim Lân khiến cho ta khiếp sợ, rụng rời.

“Cái đói đã tràn đến xóm này từ lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác người” [37, tr.189].

Người dân nghèo khổ khốn cùng trong sáng tác của Kim Lân, không chỉ riêng cái đói nghèo bám riết họ, ngoài ra còn sự áp bức của thực dân

phong kiến luôn rình rập họ, đó là những gương mặt quỉ dữ của bọn địa chủ Khang, địa chủ Thị Toàn, tổng Đáng... Địa chủ Khang đã giết chết bố và em Hòa, dùng mưu mẹo hiểm độc ngăn không cho Thế lấy vợ, còn địa chủ Thị Toàn đã đánh mẹ Viên đến chết, xích em Viên như xích một con chó chỉ vì em đói quá ăn vụng của nhà nó mấy quả chuối xanh, với tên tổng Đáng chỉ vì một hai đồng bạc, nó bắt Nhâm mới hơn mười tuổi phải làm không thiếu một việc gì.

Viết về những cảnh đời cơ cực, sáng tác của Kim Lân vừa như tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót, vừa là tiếng nói bênh vực quyền sống cơ bản nhất của con người, sức hấp dẫn mạnh mẽ của sáng tác Kim Lân không chỉ chỉ dùng lại ở phương diện tố khổ. Nhân vật của Kim Lân nghèo thật, khổ thật đấy nhưng không hèn. Những trang viết của ông lấp lánh một sức sống, ấm áp một niềm tin mãnh liệt vào nghị lực, vào phẩm giá, vào khát vọng cao đẹp của con

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 68 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)