2.2.2.1. Con người nghĩa khí yêu nước
Sáng tác của Kim Lân về đề tài nông thôn, ta thấy nhân vật trong tác phẩm của ông họ đều là những người nông dân trọn đời sống với lũy tre làng, gắn bó với thiên nhiên và cộng đồng. Nếu như trước cách mạng, Kim Lân viết nhiều về các phong tục dân gian qua đó khẳng định tâm hồn, tài năng của người nông dân phong phú. Sau cách mạng, người đọc nhận thấy tác giả dành những trang viết của mình để đi sâu vào cuộc sống của người dân trong không khí cách mạng của dân tộc, với những nét nổi bật đó là tình yêu quê hương,
yêu đất nước. Họ là ông Hai trong truyện ngắn Làng hay ông Tư Mủng trong
Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê và còn nhiều người khác nữa.
Trong Làng câu chuyện thật đặc biệt vì những chuyện xảy ra trên đất
của làng, tác giả không dùng câu văn nào miêu tả trực tiếp về cái làng chợ Dầu. Người đọc chỉ biết gián tiếp qua lời kể của ông Hai, qua lời người đàn bà tản cư hay qua những tin đồn. Nhưng có lẽ nhiều hơn cả là qua những câu chuyện và nỗi niềm tưởng nhớ của ông Hai với tình yêu làng lạ lùng, có một
không hai của ông lão nông dân này. Yêu làng đến mất ăn mất ngủ như ông Hai thì chưa có nhà văn nào khắc họa tài tình như Kim Lân.
Thời gian đầu ông đi khoe với mọi người về làng của ông với niềm tự hào khó giấu, sau đó khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây ông hết sức đau khổ, tinh thần ông suy sụp hẳn, nhà văn Kim Lân thật tài tình khi mô tả tâm trạng của ông Hai khi đó:
“Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó... Nó vào chợ Dầu hở bác! Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...
... Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường” [46, tr.219 - 220].
Ngôi làng giờ không đơn thuần là đài phát thanh, là giao thông hào, là con đường, ngõ xóm, làng giờ đã là danh dự. ở đây tình yêu làng trong ông trở nên có ý thức rõ nét. Ông nghĩ. “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu làng của ông đã trở thành tình yêu đất nước. Phát triển tình yêu làng thành tình yêu đất nước lại gắn tình yêu đó với một lý tưởng cụ thể về tự do, danh dự, về ý thức căm thù quân xâm lược là bước tiếp nối truyền thống của Kim Lân.
Người nông dân ngàn đời trong luỹ tre làng, họ yêu làng của mình hơn yêu gia đình và bản thân, bởi làng chính là bản thân, gia đình của họ khi đất
nước có giặc, ý thức về danh dự của người dân yêu nước đòi hỏi họ phải lựa chọn thì họ sẵn sàng chọn đất nước bởi có đất nước sẽ có làng, có tự do, có bản thân và gia đình họ.
Có lẽ không có niềm vui sướng nào hơn niềm vui khi ông Hai nghe tin cải chính về làng ông không theo Tây. Ông cười nói rôn rả, lại kể chuyện về làng mình. Tình yêu làng lúc này đã hoà cùng tình yêu đất nước làm thành thứ tình cảm lớn lao lan tỏa trong ông. Nhà văn Kim Lân xây dựng được một bức chân dung sống động về vẻ đẹp của con người nghĩa khí yêu nước trong những ngày đầu kháng chiến.
ở Bà mẹ Cẩn, Kim Lân đã khắc hoạ thành công chân dung người phụ nữ nông thôn Việt Nam chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương con tha thiết. Họ còn là những con người mang trong mình tình yêu làng, yêu nước, dám hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đất nước. Bà là người phụ nữ có số phận éo le, với cuộc tình duyên không hạnh phúc, người ta lấy bà về để có thêm người làm chứ không phải để làm vợ. Bởi vậy, đứa con bà sinh ra phải sống trong cảnh hắt hủi, ghẻ lạnh, thằng bé sinh ra như đứa con không bố, không được hỏi han, chăm sóc bao giờ.
Đối với bà, đứa con là tất cả niềm vui, niềm hạnh phúc và cả nỗi buồn vì con bà dốc hết sức lực làm lụng. Thương con vậy đấy nhưng khi kháng chiến nổ ra, người mẹ ấy vẫn động viên con lên đường nhập ngũ. Con đi không phải bà không lo lắng, không buồn nhưng người mẹ nông dân ấy có những suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với làng, với nước. Lúc này tình yêu con đã chuyển thành tình yêu quê hương đất nước. Khi đất nước lâm nguy những tình cảm riêng tư cũng chuyển thành tình cảm chung lớn lao hơn. Con đi bộ đội, bà mẹ ở nhà cũng tích cực tham gia lao động sản xuất để phục vụ kháng chiến.
Còn với ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê
lợn, gốc chuối... những thứ rất bình dị với người nông dân. Từ tình yêu đất đai, gia đình vô bờ ấy, ông Tư Mủng thêm yêu đất nước. Lúc đầu vì lo lắng cho vợ con mà ông Tư đánh tiếng báo động khi có máy bay giặc đến, rồi dần dà đôi tai ông thính hơn biết phân biệt mọi tiếng máy bay, ông trở thành người gác máy bay trên núi Côi Kê. Sống trên núi Côi Kê ông cũng buồn, cũng thèm người, nhưng sống trên đó làm cái công việc tưởng như đơn giản mà vô cùng quan trọng ấy, ông đã góp thêm vào tình yêu nước tình cảm thiêng liêng mà cao quí.
Sáng tác của Kim Lân không nhiều nhưng qua mỗi tác phẩm cụ thể người đọc đã có những ấn tượng riêng cho từng nhân vật của ông. Mỗi nhân vật mỗi tính cách, mỗi cách thể hiện mỗi hoàn cảnh nhưng ở họ đều chan chứa tinh thần yêu làng, yêu nước đáng khâm phục.
2.2.2.2. Con người thượng võ
Con người thượng võ trong sáng tác viết về đề tài nông thôn của Kim Lân là những con người nghèo khổ mà tài giỏi, giàu tinh thần thượng võ, họ là các gương mặt thuộc nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi. Mỗi người một vẻ mỗi người xuất sắc theo một lối, mỗi người giỏi giang theo một kiểu, được thể hiện
chân thực, sinh động trong các tác phẩm: Trạng vật, ông Cản Ngũ, Cầu đánh
vật...
Xây dựng con người thượng võ, Kim Lân tập trung làm nổi bật sức mạnh thế lực và sức mạnh trí tuệ của những đô vật lẫy lừng. Bức chân dung của họ được nhà văn phác hoạ một cách sinh động, tài tình, đầy ấn tượng với những nét vẽ giàu chất tạo hình như chạm khắc.
Với Ông Cản Ngũ là tài năng khác người nức tiếng khắp năm tỉnh
đường ngoài xứ Bắc. Chân dung ông được Kim Lân miêu tả không kém phần oai phong, lẫm liệt qua đoạn: “Trên thềm cao ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như đồng tụ, to lớn, lẫm liệt, khác trông không khác gì tượng ông hai tướng
Đá Rãi ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vắt” [37, tr.561].
Cụ Cả Lẫm tài năng, danh tiếng còn lẫy lừng hơn nữa, vậy nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau ở hoàn cảnh xuất thân bình dân và niềm say mê với những giá trị văn hoá tinh thần của quê hương đất nước.
“Cụ Cả Lẫm hôm nay nom oai phong, lẫm liệt như một lão tướng sắp ra trận. Ông cụ đứng giữa xới, râu tóc bạc phơ, mình trần, đóng một cái khố bao nhồi trấu bằng vóc vàng, xung quanh vắt hai tấm nhiễu xanh nhiễu đỏ, loà xoà đến gối. Cả người ông lão chắc nịch, xù xì gân guốc như một gốc đa cổ thụ” [37, tr.567 - 568].
Còn với các đô vật thuộc thế hệ sau như Trạng Sặt, Đô Vựa, Quắm Đen, Tý Trâu lại toát lên vẻ đẹp thông minh tài trí hơn người, cường tráng, dũng
mãnh, mau lẹ. Trong tác phẩm Cầu đánh vật, Đô Vựa được tác giả miêu tả có
một thân hình cao lớn, bề thế: “Anh vừa thật xứng đáng với tên. Thừa hưởng cái khí huyết cường tráng của cha, anh có một thân hình cao lớn ít ai bì. Đôi vai rộng rãi, bề thế. Bộ ngực nở nang rắn chắc, thây lẩy trên chiếc bụng đõn (nhỏ thắt lại) bắp thịt nổi lên từng múi, từng múi...”.
Đó là một thân hình chứa đựng một sức mạnh phi thường. ở tác phẩm
Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật Trạng Sặt lại hội tụ sức mạnh phi
thường ở: “cặp mắt sáng quắc dưới cặp lông mày lưỡi mác rậm, xếch ngược trên tảng trán dô cao, tỏ ra người cương quyết, có đảm lược và thông minh, tài trí hơn người”. Chỉ bằng những nét vẽ về ngoại hình của các đồ vật, người đọc cũng có thể cảm nhận được sức mạnh cả về trí lực và thể lực của các tay đô. Với cách nhìn và miêu tả của tác giả thì những người nông dân chốn thôn quê ấy đã trở thành những đô vật lừng danh khắp vùng, những người rất giỏi võ nghệ.
Song điều mà người đọc dễ dàng nhận thấy đó là nhà văn không dành tâm huyết của mình cho những nét phác thảo ngoại hình. Điều mà ngòi bút
nhà văn muốn hướng tới ấy là vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức là tinh thần thượng võ của các nhân vật này. Các đô vật trong sáng tác của Kim Lân họ đều là những con người trọng đạo lý, hào hiệp, cao thượng, có nghĩa khí, biết phục thiện. ở họ luôn tỏa sáng cái tâm, cái đức của người thôn quê nghèo thật thà, chất phác đáng khâm phục. Có thể thấy chính cái tâm trong sáng đã khiến cho cụ Cả Lẫm phải áy náy, băn khoăn, day dứt khi keo vật cuối cùng trong đời cụ đánh ngã một đô già vốn là một tay đô tài lẫy lững một thời. Cái tâm ấy còn khiến cụ Cả Lẫm không dùng ngón võ tuyệt chiêu, miếng võ bí truyền để đối thủ trong keo vật trong keo vật tương ngộ tương tài bởi: “tôi cứ nghĩ rằng, đã là người đô vật mình, dù ở đâu, ở xứ Đông hay xứ Đoài, xứ Nam hay xứ Bắc, ở đâu cũng là người dân Việt ta cả. Cũng là máu đỏ da vàng với nhau, trong cái buổi nước mất nhà tan này, có nên vì hơn, thua một keo vật mà đánh một người nghĩa khí, một người vì dân, vì nước như ông bác đây thành một người tàn phế bỏ đi được không? Được như vậy, có thể gọi là được, được không?” [37, tr.575].
Một người như cụ Cả Lẫm dừng tay chịu thua một cao thủ trong làng vật thật cao đẹp. ở những tay võ thượng thặng trong làng vật như ông Cản Ngũ, cụ Cả Lẫm, đến với hội vật một môn thể thao mang tính cổ truyền của dân tộc không phải vì sự thắng thua, mà vì lòng say mê những phong tục cổ truyền, muốn lưu giữ những nét đẹp văn hoá ấy của dân tộc ta. Những nét đẹp văn hoá ấy nó là kết quả của trí tuệ, sức lực của cộng đồng, nó gắn kết và tô đậm thêm những tình cảm cao đẹp của con người với con người, con người với quê hương đất nước.
Con người thượng võ trong sáng tác của Kim Lân, phần lớn là những người nghèo, với Thượng tướng Trần Quang Khải cũng được nhìn ở khía cạnh một vị tướng bình dân, xuất thân từ con nhà nghèo. Những con người thượng võ ấy họ vừa có tâm, có tài, tâm họ mộc mạc của người lao động người dân quê nhưng lại bền vững muôn đời.
Kim Lân sinh ra và lớn lên ở vùng quê Kinh Bắc. Đây là một miền đất văn hiến, văn vật rỡ ràng nhân tài nảy nở, giàu truyền thống văn hoá. Ngay từ nhỏ Kim Lân đã được sống trong không khí rộn ràng của những đám vật, hội vật, trong âm hưởng mạnh mẽ, thúc giục của tiếng trống vật. Truyền thống văn hoá ấy đã ảnh hưởng và kết tinh trong sáng tác của ông qua tinh thần thượng võ để làm nên vẻ đẹp hào tráng của những đô vật lẫy lừng. Qua việc ca ngợi vẻ đẹp của các đô vật, nhà văn khẳng định phẩm chất cao quí, tinh thần thượng võ của con người Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn đề cao những giá trị văn hoá cổ truyền, tinh hoa văn hoá của dân tộc, những giá trị được tạo dựng nên từ những con người thôn quê nghèo.