Kim Lân và đề tài nông thôn

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 47 - 53)

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Đề tài nông thôn là đề tài lớn và hầu như duy nhất của ông. Từ 1942 ông bước vào làng văn với tác

phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ . Thời kỳ đầu các sáng tác của ông mang

tính chất tự truyện, sau đó chuyển dần sang viết về các phong tục ở làng quê. Xuất thân từ nông thôn nên Kim Lân có vốn hiểu biết sâu sắc về vùng đất này. Đây là đề tài chính và thành công nhất của ông. Cùng với các tác giả Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Kim Lân... đã dựng lên chân dung nông thôn Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến, một nông thôn đói nghèo, tiêu điều, xơ xác. Văn học giai đoạn

1930 - 1945 người đọc đã từng thấy trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố một làng người Đông Xá, làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam

Cao, ở bức tranh nông thôn của Kim Lân ta lại gặp xóm ngụ cư của mẹ con

Tràng trong Vợ nhặt, trong Nên vợ nên chồng một làng Triều Dương chúng ta thấy ở đây những cảnh đời lam lũ, cơ cực, những người nông dân đói khổ nhọc nhằn song vẫn giàu tình cảm.

Điều đặc biệt, trong sáng tác của Kim Lân nông thôn không giống bất cứ nhà văn nào. Kim Lân không đi sâu miêu tả đời sống đen tối cực khổ của những người nông dân, không đặt mục đích thể hiện mâu thuẫn giai cấp căng thẳng như các nhà văn hiện thực cùng thời.

Trong tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất tố hay Nguyễn Công Hoan người nông dân cũng nghèo khổ nhưng vẫn có nhà, có đất ở nơi mình sinh ra. Trong sáng tác của Kim Lân ta bắt gặp các thế giới những người dân nghèo

khổ, họ là ông Tư Mủng trong Bố con ông lão gác máy bay trên núi Côi Kê, hay mẹ con Tràng trong Vợ nhặt.

Nông thôn là nơi Kim Lân sinh ra và lớn lên, ông am hiểu và gắn bó với nông thôn, người nông dân, nên ông hiểu được các phong tục cũng như ngôn ngữ của họ, từ đó ông chọn cho mình một cách nhìn và lối viết chân thật, giản dị, gần gũi với tầng lớp lao động. Tuy số lượng viết về nông thôn chỉ hơn hai

Bố con ông lão gác máy bay trên núi Côi Kê cũng đủ để thấy tài năng của

Kim Lân về mảng đề tài này.

Nguyên Hồng đã từng nhận xét: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn”. Văn của ông chân thật giản dị lời ăn tiếng nói mộc mạc, quê hương rất gần gũi với lời nói khẩu ngữ. Những nhân vật được Kim Lân xây dựng cũng đậm chất nông thôn, từ lối nói đến cách suy nghĩ, hành động. Ngòi bút miêu tả của Kim Lân không nhọn sắc như ngòi bút của Nam Cao, mà nhẹ nhàng len vào những nỗi cơ cực trong thế giới những người lao động nghèo khổ, qua đó bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với họ.

Kim Lân quan niệm: “Viết văn là cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏ quẩn quanh của con người, của quê hương” [64, tr.359]. Đây không phải triết lí cao siêu thuộc phạm trù lí luận văn học, cũng chưa phải là quan điểm sáng tác mà chỉ là một tâm niệm, một sở nguyện chân thành.

Quan niệm văn chương như một cách để “đòi cho con người có quyền làm người” nên ngòi bút của ông thường hướng về cái đời thường, những sinh hoạt hàng ngày hết sức bình thường. Ông bày tỏ sự cảm thông với số phận nghèo khổ, lam lũ trong cuộc sống đời thường của người dân quê trên từng trang viết. Ông tâm sự: Tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Từ chúa Giê su đến phật Thích ca có nhiều tôn giáo truyền đạo bằng ông thánh này, ông thánh nọ nhưng cái đạo văn này mỗi người truyền một cách, mỗi người truyền một kiểu khác nhau, muốn cho con người được sống ra con người, sống tốt hơn, nghe theo cũng được, thích là được, không thích không nghe cũng chẳng sao. Nó là cảm nhận, là truyền cảm mà. Nhưng cuối cùng thì con người vẫn yêu thương nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân

phẩm tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí để làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi. Như thế cũng là lợi ích là nhân văn cho người thưởng thức.

Như trên đã nói, Kim Lân rất am hiểu đời sống nông thôn, bởi ông sinh ra và lớn lên từ người nông dân chân lấm tay bùn. Bởi vậy, trong sáng tác của mình ông quan tâm nhiều đến cuộc sống và tâm tư tình cảm của những người nghèo. Giống như các nhà văn cùng thời: Nam Cao, Nguyên Hồng cũng chú tâm đến đề tài này, nhưng thế giới nhân vật của Kim Lân có những đặc trưng riêng. Nhân vật trong sáng tác của ông từ ngôn ngữ, cử chỉ, dáng điệu, việc làm đều đậm chất nông dân.

Ngoài ra, Kim Lân rất quan tâm đến đời sống tâm tư tình cảm của người dân nghèo khổ lam lũ ấy, đó là những con người có hoàn cảnh riêng: những người con người vợ lẽ, con riêng, con ăn mày. Đây là những người chịu thiệt thòi về tình cảm, họ không được đầy đủ thứ tình cảm bình thường mà cao quý như mọi người - tình cảm cha con, tình cảm gia đình. Chính vì phận con riêng, con vợ lẽ nên họ phải sống cuộc sống hẩm hiu cơ cực: “Tư nghĩ liên miên, anh thấy một niềm oán trách ngấm ngầm trong thâm tâm. Anh oán cha anh, người đã sinh ra anh mà săn sóc anh không chu đáo - Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh khốn quẫn. Tư nhếch một nụ cười thật thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói chỉ là thằng thừa trong gia đình. Tư thấy bứt rứt khó chịu những ý tưởng hỗn loạn ở trong óc. Anh thong thả nằm xuống mắt nhắm lại, muốn ngủ đi để tư tưởng hắc ám khỏi đến quấy nhiễu nhưng không sao ngủ được với cái dạ dày”. Trái ngược với cái vẻ thảm hại xộc xệch vì đói của Tư là hình ảnh người anh - ông Cả: “khổ người phì nộn khác hẳn với vẻ gầy còm của Tư. Mặt ông tròn và ngắn, lúc nào cũng vui một cách vô tư lự. Nước da hồng hào trắng nhễ, trắng nhại, bóng nhoáng như bôi dầu” [46, tr.27].

Khác với các nhà văn đương thời, khi viết về đề tài nông thôn thường viết về những con người cụ thể ở nơi ấy, là những người sinh ra, lớn lên ở đất ấy như gia đình chị Dậu ở làng Đông Xá, hay Chí Phèo ở làng Vũ Đại. Còn Kim Lân viết về nông thôn tiếp nối đề tài nông thôn ở giai đoạn trước, nông thôn và người nông dân trong sáng tác của ông là những số phận đói nghèo,

bất hạnh như Tư (Đứa con người vợ lẽ), Tràng (Vợ nhặt), là những người ngụ

cư từ nông thôn trôi dạt ra thành phố sống tạm bợ với cuộc sống lần hồi qua ngày, hay do chiến tranh những người từ nông thôn phải rời quê hương bản

quán đi tản cư như ông Hai trong Làng, vợ chồng tôi trong Con chó xấu xí.

Tiểu kết: Đề tài nông thôn là đề tài không mới, nhưng những sáng tác về nông thôn của Kim Lân mang hơi thở của thời đại - đó là một nông thôn kháng chiến. Đây là cái nhìn mới của Kim Lân so với các nhà văn trước cách mạng, qua đó người đọc thấy được thế vận động, đi lên của những số phận con người trong sáng tác của Kim Lân, biểu hiện được niềm tin của con người trong kháng chiến, gắn những vui buồn, cảm xúc, tình cảm cá nhân với tình yêu nước, yêu quê hương.

CHƯƠNG 2. BứC TRANH THế GIớI Về NÔNG THÔN - MộT THựC TạI HƯ CấU

Tác phẩm nghệ thuật là mô hình hữu hạn của thế giới vô hạn, là cái khả thể, cái có thể xảy ra trong thế giới khách quan. Về nguyên tắc, tác phẩm nghệ thuật là cái vô hạn trong cái hữu hạn, là cái toàn thể trong một trường hợp cụ thể, do đó nó không thể được tạo ra như một sự sao chép đối tượng trong những hình thức vốn có của nó. Thế giới trong tác phẩm là thế giới hư cấu. Nó là sự thể hiện của một hiện thực này trong một hiện thực khác. Nó không phải là thực tại khách quan mà chỉ là bản dịch của thực tại đó.

Thế giới trong một tác phẩm làm một thực tại hư cấu, song nó lại thể hiện được mô hình thế giới bên ngoài, bản chất của thế giới bên ngoài.

Mỗi thế giới trong tác phẩm là một kiểu bức tranh thế giới riêng biệt. ở đó có những nguyên tắc tổ chức nội tại và một trật tự nhất định được tạo nên nhờ các nguyên tắc đó. Trật tự này được quy định bởi các yếu tố phi cốt

truyện (theo Cấu trúc văn bản nghệ thuật của O.Lotman), các điều kiện, hoàn

và cảnh hoạt động, các nhóm nhân vật. Bức tranh thế giới quy định quy mô của biến cố cùng những biến thể của nó. Kiểu bức tranh thế giới quy định kiểu biến cố, cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm.

Bức tranh thế giới là một khái niệm của tự sự học (V. I. Tynpa). Nó tạo cho tất cả người đọc sự hình dung ước lệ, khái quát về một thực tại được tạo dựng. ở một số thể loại (Như sử thi, ngụ ngôn, cổ tích...) sự tiếp nhận về bức tranh thế giới tương đối bình ổn (Sử thi: Các nhân vật đều biết trước số phận; cổ tích: Người đọc biết ai cũng sẽ đạt ước mơ...). Trong các thể tự sự (Giai thoại, tiểu thuyết) bức tranh thế giới mang nhiều tích chất ngẫu nhiên.

Bức tranh thế giới là một phương án về đời sống. ở đó có những giới hạn riêng về không gian, thời gian, có những loại nhân vật, những loại xung đột tạo nên những nét đặc thù của một thực tại được hư cấu nhờ các phương tiện tự sự.

Bức tranh thế giới có quan hệ mật thiết với đề tài, nó là “bản dịch” của phạm vi đời sống được mô tả. Tìm hiểu đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân tất yếu phải làm rõ tính chất đặc thù của bức tranh thế giới về nông thôn.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)