Giọng điệu đôn hậu, cảm thương

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 117 - 129)

Trong những trang viết hay về đề tài nông thôn, chất giọng cảm thương, đồng cảm với bao số phận dân nghèo chính là giọng chủ đạo của sáng tác Kim Lân. Giọng điệu ấy xuất hiện nhiều trong những trang viết về số phận éo le, bi thảm của người lao động nghèo khổ trước cách mạng tháng Tám. Vốn là con đẻ của đồng ruộng, sống gần gũi, gắn bó với những người nông dân chân lấm tay bùn, Kim Lân thấu hiểu tâm tư, tình cảm, mơ ước khát vọng của họ. Ông viết về họ với tấm lòng yêu thương, tôn trọng. Ông đến với họ bằng trái tim nhân hậu. Ông luôn nhìn họ bằng ánh mắt ấm áp. Giọng điệu ấy thấm đẫm

trong nhiều tác phẩm: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Vợ nhặt,

Người kép già, Nên vợ nên chồng, Chị Nhâm, Ông lão hàng xóm... Giọng điệu

đôn hậu ấy cũng có nhiều sắc độ phong phú: cảm thông, thương xót, tin yêu, trân trọng...

ở Đứa con người vợ lẽ, giọng điệu xót xa được tác giả thể hiện ngay từ những trang mở đầu: “Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gượng dậy đập nhẹ xuống phản để xua đổi nỗi tê tê buồn buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. mặt phờ phạc, anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, chỉ muốn càu nhàu mấy tiếng. Tư đói quá, đói lả người đi. Đã hai hôm nay rồi anh chưa có hạt cơm nào vào trong bụng”.

Trong Đứa con người cô đầu, nhân vật “Tôi” xót thương cho thân phận

bơ vơ của đứa trẻ mồ côi cha và bị mẹ bỏ rơi.

“Thoáng thấy tôi, hắn đội lệch cái mũ trắng rúm ró che mặt rồi quay ngoắt vào phố khác. Độ này hắn gầy quá. Quần áo rộng thùng thình, sợi dã bợt lên mặc dầu vá chằng vá đụp, áo nó vẫn rách tả tơi, để hở những miếng da đen sạm vì cháy nắng. Bóng cậu học trò xinh xẻo, trắng trẻo không còn ở hắn nữa. Tôi bùi ngùi nhìn theo. Nhớ đến mẹ hắn hiện giờ đang yên thân no ấm, bỏ mặc đứa con bé dại, bơ vơ, tôi giận và buồn vẩn vơ.

- Kem! Kem ơ!

Tiếng rao kem từ cuối xóm vọng lại”.

Giọng văn Kim Lân không chỉ cảm thông xót thương mà còn đầy trân

trọng tin yêu. Truyện ngắn Vợ nhặt vừa thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh,

tinh quái, vừa ấm áp một tình yêu thương, trân trọng, cảm thông của nhà văn đối với những người nghèo khổ. Cho nên, nằm sâu trong tiếng cười là giọng

điệu cảm thông, đôn hậu. ở Vợ nhặt ta như được sưởi ấm bởi tình yêu, bởi

ngọn lửa tỏa rạng từ trái tim nhân hậu của Kim Lân bao trùm lên tác phẩm, xua tan bóng tối, không khí lạnh lẽo của năm đói 1945. Cái giọng văn đôn hậu ấy, thấm vào từng câu, từng chữ của tác phẩm, thấm vào những lời miêu tả, những lời độc thoại, trong những nét tâm lý của nhân vật.

“Tràng tươi cười:

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chệm cái đã nào.

Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng là bà lão già cả, điếc lác thì lại cất tiếng chào lần nữa:

- U đã về ạ.

Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão ngồi băn khoăn xuống giường. Tràng nhắc mẹ:

- Kìa, nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua cũng là cái số cả...

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu những cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc trong nhà ăn nên làm ra, những mong sinh con đẻ cái mở mày mở mặt sau này. Con mình thì... Trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... biết rằng nó về có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?”.

Trong đoạn văn trên, dường như có sự hòa nhập, song trùng giữa giọng điệu nhân vật và giọng người kể chuyện. Tác giả đã nhập vào tâm trạng nhân vật để diễn tả một cách thấm thía cảm động nỗi niềm của Tràng, của bà cụ Tứ. ở Tràng, niềm hạnh phúc hiện hình rõ nét qua những câu nói rành rọt, trang trọng như những lời xác nhận một sự thực: mình đã có vợ. Tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương của bà cụ Tứ lại bộc lộ qua hình thức những câu cảm thán và câu hỏi tu từ.

Giọng điệu cảm thương, xót xa hoà cùng những giọt nước mắt tủi hờn của ông Tư Mủng khi nhớ lại cảnh tượng đau thương của gia đình ông trên hành trình kiếm tìm sự sống:

“...Mười một người con đói khát, vừa lớn vừa bé trong gia đình mỗi lần nghe người ông nội nhắc đến Thái Nguyên, Bắc Giang lại tỉnh ra, hy vọng, tin tưởng, lại lếch thếch, bồng bế, dắt díu nhau đi.

…Rơi rụng dần suốt dọc đường. Người ông nội chỉ còn cái da bọc xương, gục đầu trên cây gậy lết theo cháu. Người ông vẫn chỉ rên rỉ mấy câu như mấy câu tụng niệm, khấn khứa: “... Cố lên! Các con ơi! Thái Nguyên, Bắc Giang đất rộng, người thưa...”

Mấy người còn sót lại trong gia đình vẫn thùi thũi dắt díu nhau đi. Con đường tìm đất nắng, mưa kiền kiệt. Cho đến một buổi chiều, người ông chết cóng trong túp lều nát, chơ vơ giữa đồng. Gia đình lúc ấy chỉ còn lại ba người. Chiều hai mươi tám Tết, đồng không mông quạnh, mưa gió mù mịt bốn bề. Ba bố con ngồi thầm bên xác người ông suốt đêm hôm ấy.

...Thái Nguyên, Bắc Giang đất rộng người thưa. Đồi bãi rộng, khoai sắn nhiều...”Chao ôi! Người ông nội khốn khổ ấy đã vùi xác ở trên đất Bắc Giang rồi...”.

Kim Lân như nhập hẳn vào tâm trạng của ông Tư Mủng để hồi tưởng lại một quãng đời tủi nhục khi xưa. Giọng văn như ai oán, như xót xa cho số phận của những kiếp người khốn khổ. Có nhiều khi không nén nổi lòng mình, nhà văn trực tiếp bộc lộ thái độ cảm thương qua hình thức câu cảm thán: “Chao ôi!...” và những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm.

Giọng điệu ấy còn được Kim Lân sử dụng trong tác phẩm Chị Nhâm với những trang tố khổ đầy nước mắt. Đó là nỗi lòng của người cha phải gạt con trừ nợ: “Thế là ông Hai Chinh về. Ông thẫn thờ như người mất hồn, chân bước mà chẳng biết mình bước đi đâu. Về đến nhà, ông không dám nhìn vào mặt Nhâm nữa, ông bước thẳng vào trong buồng nằm vật ra giường khóc.

Tiếng Nhâm hát ru em bên ngoài, ông Hai nghe như mũi dao đâm vào ruột gan”. Có khi nó được bật lên từ những lời độc thoại của nhân vật khác “Ông thương Nhâm quá. Ông biết rằng con ông sa vào nhà thằng Tổng Đáng, thì không khác gì sa vào miệng hùm”. Ông đã trông thấy nó đầy đọa bao nhiêu người rồi, bây giờ đến lượt con mình đây. Nỗi đau ấy được tác giả kể lại một cách chua xót: “Đêm ấy vợ chồng ông Hai Chinh bàn bạc với nhau rất khuya. Cả hai vợ chồng cùng khóc. Sáng hôm sau, ông Hai dậy sớm, dắt Nhâm đi. Ông nói dối con là đi ăn cỗ”. Ngậm ngùi xót xa, là tâm trạng đáng thương của người cha nghèo khó, nhưng cuộc đời của Nhâm - đứa con có người cha nghèo khó ấy còn đáng thương, đáng xót hơn nhiều: “Về nhà Tổng Đáng - Nhâm rất khổ. Mới mười ba tuổi mà Nhâm làm không thiếu việc gì: quét nhà, nấu cơm, chăn trâu, xay lúa, giã gạo... Nhâm làm từ mờ đất cho đến tối đêm không lúc nào ngơi tay. Thế mà nó vẫn đánh, vẫn chửi, động nói là giơ tay, trợn mắt, động nói là đồ ăn hại, đồ toi cơm”. Đáng thương hơn: “Người Nhâm mỗi ngày một gầy còm, xanh xao”. Giọng điệu thương cảm xót xa ấy còn ngậm ngùi trong lời kể “Mẹ Nhâm thương nhớ con không biết làm thế nào, mẹ Nhâm đành phải lén vào chỗ Nhâm chăn trâu trong rừng khuôn để gặp “Thôi thì con thương bố, thương mẹ nghèo, con chịu khó”.

Tiểu kết: Nét đặc trưng trong sáng tác của Kim Lân là sự đa thanh về giọng điệu. Bằng lối kể chuyện dung dị, nhẹ nhàng, thâm trầm sâu sắc, Kim Lân mang vào tác phẩm của mình hơi thở của cuộc sống thể hiện một hệ thống giọng điệu đa dạng, biến hóa linh hoạt và đầy hấp dẫn. Giọng điệu đa dạng, nhiều sắc thái ấy có tác dụng truyền cảm và tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

kết luận

1. Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn lựa chọn trong sáng tạo nghệ thuật, góp phần định hướng cho thành công của tác phẩm văn học. Sự lựa chọn đề tài phụ thuộc vào tài năng, vốn sống, sở trường của nhà văn. Có thể nói, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát chủ đề và xây dựng những hình tượng, những tính cách điển hình, kết cấu nghệ thuật.

Trải qua gần một thế kỷ, văn xuôi hiện đại Việt Nam phát triển phong phú, ngày càng xuất hiện nhiều đề tài, nhưng một trong những đề tài có nguồn cội và sức sống bền bỉ, lâu dài nhất vẫn là đề tài nông thôn. Nông thôn là mảng hiện thực đã đem đến nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà văn. Có thể kể đến các cây bút tiêu biểu như: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Nguyên Hồng... Có nhiều nhà văn đã thử sức và thành công ngay từ những tác phẩm đầu tiên. Một trong những “Nhà văn của người dân quê” là Kim Lân. Sáng tác của Kim Lân dù trước hay sau Cách mạng vẫn theo một hướng nhất quán, viết về đề tài nông thôn.

2. Thành công và sức hấp dẫn của sáng tác Kim Lân về đề tài nông thôn là xây dựng một không gian nông thôn. Kim Lân đã tạo nên bức tranh hiện thực phong phú về nông thôn Việt Nam, đánh thức trong bạn đọc những truyền thống về quê hương. Qua bức tranh thế giới về nông thôn, Kim Lân đã làm sống dậy truyền thống văn hóa Việt Nam ngàn đời từ con người đến làng quê như lễ hội dân gian, tình làng nghĩa xóm, phong tục tập quán.

Để thể hiện đề tài nông thôn, Kim Lân xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, gần gũi với đời thường, thể hiện những nỗi niềm và khát vọng của con người. Đó là con người được nhìn với cái nhìn nhiều chiều, trong nhiều mối quan hệ, con người với những giá trị tinh thần, giá trị vật chất, với thời thế, sự lựa chọn, niềm tin... Trong bức tranh thế giới đó, Kim Lân đã thể hiện những xung đột cơ bản như: xung đột địch - ta; sự đối kháng giữa các phe phái; xung đột giữa các cá nhân, hàng xóm, cộng đồng; xung đột gia đình. Từ

đó tác giả hướng tới việc tạo dựng những loại hình nhân vật nổi bật như: Con người nghĩa khí yêu nước; con người thượng võ; nhân vật thấp cổ bé họng; nhân vật phong lưu tài tử. Nông thôn hiện lên từ cảm hứng sử thi, cảm hứng thế sự đời tư. Điều này làm cho tác phẩm của Kim Lân vừa mang hơi thở thời đại vừa mang đậm những nét thuần phác của làng quê ngàn đời.

3. Để làm nên những bức tranh nông thôn giàu sức sống, nhà văn đã quan sát phong tục tập quán, cuộc sống người dân quê. Ngoài ra Kim Lân vẫn thể hiện thế mạnh trong nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật, bên cạnh đó là sự sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ giàu sắc thái nông thôn làm tái hiện cuộc sống người dân nơi làng quê, kết hợp với giọng điệu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, xây dựng biểu tượng tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Danh mục công trình của tác giả

[1]. Hoàng Thị Thanh Hải (2011), “Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn An, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú (1992), Tác giả văn

học Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Nguyễn An (1996), Nhà văn của em, NXB Văn học, Hà Nội.

[3]. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi Kim Lân”, Tạp chí văn học, (số 6).

[4]. Lại Nguyên Ân (1987), “Thử tìm hiểu loại hình các mô típ chủ đề trong

văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí văn học, (số 6).

[5]. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB Đồng Tháp.

[6]. Bakhtin.M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch),

Trường viết văn Nguyễn Du.

[7]. Nguyễn Văn Bao (1997), Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ

thuật của truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

[8]. Lê Thị Ba (2008), Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12 Vợ Nhặt (Kim Lân),

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế

giới, NXB Đà Nẵng.

[10]. Trường Chinh (1976), Về văn hoá văn nghệ, NXB văn học, Hà Nội.

[11]. Trúc Chi (1999), Hầu chuyện với nhà văn Kim Lân “Tôi tin tưởng ở

những ngòi bút trẻ ”, Báo Hải quan, (số 37).

[12]. Nguyễn Đình Chú (1971), “Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930 -

1945”, Báo giáo viên nhân dân, (số đặc biệt 17, 28 - 31), NXB văn học. [13]. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. [14]. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội. [16]. Nguyễn Văn Đấu (2001), Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện

[17]. Nguyễn Tiến Đức (2002), Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân,

Luận văn thạc sĩ khoa học văn học, ĐHSP Hà Nội.

[18]. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt

Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Hương Giang (1993), “Nhà văn Kim Lân nói về truyện Vợ nhặt”, Báo

văn nghệ, (số 19).

[20]. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn

Nguyễn Du, Hà Nội.

[21]. Trần Văn Hồng (1999), Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước

1945 của Tô Hoài - Kim Lân - Bùi Hiển, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn,

ĐHSP Hà Nội.

[22]. Bùi Công Hùng (1988), Quá trình sáng tạo thơ, NXB KHXH, Hà Nội. [23]. Nguyễn Thị Mai Hương (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Thạch

Lam, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.

[24]. Dương Hướng (1992), Bến không chồng, Tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn,

Hà Nội.

[25]. Lê Bá Hán, Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (1998), Tinh hoa Thơ mới -

Thẩm bình và suy nghĩ - NXB Giáo dục, Hà Nội.

[26]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2009), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[27]. Nguyễn Khải (1996), Báo văn nghệ trẻ, (số 32).

[28]. Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945

- 1975, NXB đại học Quốc gia Hà Nội.

[29]. Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên) (2004), Truyện ngắn Việt Nam 1930 -

1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30]. Lã Duy Lan (2001), Văn xuôi viết về nông thôn - tiến trình và đổi mới,

[31]. Kim Lân (1955), Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, NXB văn nghệ, Hà

Nội.

[32]. Kim Lân, Nguyên Hồng (1957), Ông lão hàng xóm, NXB văn nghệ, Hà

Nội.

[33]. Kim Lân (1958), Anh chàng hiệp sĩ gỗ, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

[34]. Kim Lân (1960), Cô gái công trường, truyện phim, NXB Thanh niên, Hà

Nội.

[35]. Kim Lân (1983), Vợ nhặt, tập truyện ngắn, NXB văn học, Hà Nội. [36]. Kim Lân (1984), Ông Cản ngũ, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

[37]. Kim Lõn (2004), Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[38]. Di Ly (2002), “Nhà văn Kim Lân: Văn thế nào người thế ấy”, Báo người

Hà Nội, số Tết Nhâm Ngọ.

[39]. Phương Lựu (Chủ biên), (1993), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

[40]. Lê Lựu (2002), Thời xa vắng, Tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. [41]. Phương Lựu (Chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [42]. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và

phong cách, NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[43]. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), (1995), Tổng tập văn học Việt Nam,

T30b, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[44]. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

văn học, NXB TPM, H.

[45]. M.B.Khrapchenco (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[46]. Lữ Huy Nguyên (1996), Tuyển tập Kim Lân, NXB văn học, Hà Nội.

[47]. Lữ Huy Nguyên (1997), “Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh

[48]. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại, tập 1,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[49]. Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam Trung đại những

vấn đề văn xuôi tự sự, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 117 - 129)