Bên cạnh lớp từ ngữ giản dị, tự nhiên, trong sáng tác Kim Lân cũng sử dụng nhiều từ ngữ có tính gợi cảm giàu hình ảnh, tăng khả năng diễn đạt. Có thể kể đến những cách dùng từ như: từ luyến láy, từ đệm hay từ biến âm.
Từ luyến láy
- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ [46, tr.203]
- Thì u cứ hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chệm cái
đã nào [46, tr.209]
Từ đệm
- Cụ bảo rằng thì là dân ta chỉ muốn Độc lập và thống nhất thôi [46, tr.171]
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá [46, tr.215] - Tản cư âu cũng là kháng chiến [46, tr. 176]
- Kể có ra, làm được dăm ba mâm thì phải đấy [46, tr.78 - 211]
- Cơ mà, trong ấy tối, con sợ. [46, tr.365]
- Mấy lại, tôi còn có nhiệm vụ gác máy bay cho thành phố
nữa cơ mà [46, tr.78 - 373]
Từ biến âm
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta vẫn tốt nhiều chứ [46, tr.185] - Là con thầy mấy lị con u [46, tr.103]
- Hẵng vào chơi cái đã nào [46, tr.201] - Chúng mày đợi u nhá [46, tr.215] - Con chả ở đây nữa [46, tr.315]
- Chỗ anh em ta cứ nói thực tình với nhau như thế.
- Suy nghĩ được như vậy là riết phải, riết phải đấy ạ [46, tr. 418]
Qua các tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Kim Lân, người đọc thấy rõ từ ngữ được sử dụng trong các tác phẩm mộc mạc, quê kiểng mà vẫn trong sáng, tươi tắn. Ngôn ngữ Kim Lân nôm na nhưng không dễ dãi, mà vẫn súc tích, sâu sắc. Lời văn tưởng như không có gì mà vẫn bao hàm nhiều màu sắc ý nghĩa phong phú, gợi cảm.