Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 100 - 104)

Xây dựng hình tượng người nông dân, tác giả Kim Lân đã chú ý tạo ra một môi trường nông thôn, một tình huống éo le để nhân vật tự bộc lộ phẩm chất. Qua đó, nhà văn thổi vào nhân vật của mình hơi thở của cuộc sống, thông qua ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện tạo nên tính tự nhiên cho nhân vật, đồng thời cũng tạo nên sự giản dị, mộc mạc trong phong cách nhà văn. Đó là việc dùng các từ biến âm, khẩu ngữ, thành ngữ, từ địa

phương, từ đệm, từ luyến láy. Tiêu biểu trong các sáng tác: Vợ nhặt, Làng, Bố

con ông gác máy bay trên núi Côi Kê...

Qua cách dùng từ của Kim Lân thể hiện qua lời nói các nhân vật, đó là những câu nói hết sức tự nhiên, mang phong cách sinh hoạt hàng ngày. Khẩu ngữ là ngôn ngữ nói thông thường dùng trong cuộc sống hàng ngày, có đặc điểm phong cách đối lập với phong cách viết.

Cách nói hằng ngày, người ta có thể dùng những từ thông tục, nhưng khi viết nhà văn lại phải dùng những từ ngữ trong sáng, nói giảm nói tránh. Tuy

vậy, trong nhiều trường hợp, người sáng tác hoàn toàn có dụng ý đưa khẩu ngữ, từ địa phương... vào tác phẩm nhằm mục đích nghệ thuật nhất định.

Kim Lân là nhà văn của người nông dân, nhà văn viết nhiều về nông thôn. Trong sáng tác Kim Lân đã phản ánh chân thực bức tranh sinh hoạt, phong tục sống động của những con người nông thôn bình dị, chất phác. Tác giả sử dụng khẩu ngữ, hay đưa vào lời văn những từ ngữ mang tính dân dã, đời thường, bình dân phù hợp với đối tượng phản ánh đó. Những từ ngữ là từ địa phương, từ đệm, khẩu ngữ ấy xuất hiện với tần số cao, số lượng tương đối lớn trong sáng tác của Kim Lân, góp phần quan trọng tạo nên “chất văn xuôi đích thực” cho sáng tác của Kim Lân.

Nhà văn Kim Lân đã đưa khẩu ngữ vào văn xuôi, nâng khẩu ngữ lên một trình độ nghệ thuật cao, giản dị mà tinh tế, nôm na mà súc tích, tự nhiên. Kim Lân tài tình trong việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các lớp từ hội thoại, từ đệm, từ địa phương, thành ngữ... để tái tạo cuộc sống hiện thực nông thôn rõ nét, sinh động. Người đọc có thể bắt gặp các khẩu ngữ, thành ngữ trong hầu

hết các tác phẩm của Kim Lân, tiêu biểu là Vợ nhặt, Làng.

Từ địa phương

- Chẳng có gì sất [46, tr. 196]

- Điêu! Người thế mà điêu [46, tr. 206] - Kìa nhà tôi nó chào u [46, tr. 209]

- Chè khoán đây, ngon đáo để cơ [46, tr. 215] - úi dào, gớm! Tưởng gì! [46, tr. 373]

Khẩu ngữ

- Giời đất này mà còn rước cái của nợ đời về [46, tr. 200] - Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố [46, tr. 207]

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt [46, tr. 206]

- Hoang nó vừa vừa chứ [46, tr. 203] - Khỉ gió [46, tr. 203]

- Bố ranh! - Ai thế nhỉ?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu?

- Quái nhỉ?

- ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.

- Ôi chào! Giời đất này mà còn rước cái của nợ đời về. - Gì hả?

- Về muộn mấy? Hẵng vào chơi cái đã nào. - Cảnh nào đấy?

- Có mỗi mình tôi mấy u. - Đã một mình lại còn mấy u. Bé lắm đấy!

- Sang nhỉ.

- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hí hí.

- Khỉ gió.

- Bố mẹ chúng mày cắn nhau gì thế? - Khiếp!...

- Chả hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt! - Chả mấy hôm thì nay vậy...

- Đã làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

- U đã về đấy!.

- Thì u cứ hẵng vào trong nhà đã nào.

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chệm cái đã nào.

- Ô hay thế là thế nào nhỉ? - Kìa nhà tôi nó chào u.

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ.

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem... - Nó chết một cái là nhà tôi neo người quá, phải đi, chứ những như một mình tôi thì tôi ở lại làng với anh em cơ đấy. - Chúng mày làm khổ ông vừa vừa chứ!

- Cái miệng mỏng lèo bèo, nói cứ liến đi, mà chúa thần là gian.

- ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.

- Có cái gì mà thơm gớm, y như mùi bánh rán ấy anh em ạ. Mẹ kiếp, nhà này nó giấu.

- ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy! - Nó thì rút ruột ra, biết chửa!

- Nắng này là bỏ mẹ chúng nó! - Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

- Lúa má dưới ta thế nào? Liệu có cấy được không bác? - Chả cấy thì lấy gì mà ăn.

- Thì vưỡn! Lúa dưới ta vẫn tốt nhiều chứ . - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

- Hà, nắng gớm, về nào…

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! - Bà lão chưa đi hàng cơ à? Muộn vậy?

đang vui vẻ, ông bà dọn đi em lại nhớ đáo để đấy nhớ! - Là con thầy mấy lị con u.

- Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

- A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy.

Thành ngữ

- Quê cha đất tổ [46, tr. 176] - Tích tiểu thành đại [46, tr. 184]

- Ai giầu ba họ, ai khó ba đời [46, tr. 210] - Ngoảnh đi ngoảnh lại [46, tr. 215] - Nát ruột nát gan [46]

- Sống dở chết dở [46] - Phải duyên phải kiếp - Ăn nên làm nổi - Dựng vợ gả chồng - Sinh con đẻ cái - Rách như tổ đỉa. - Nóng như lửa đốt - Ba chìm bảy nổi - Quê hương bản quán - Quê cha đất tổ - Làm thuê làm mướn - Câu được câu chăng - Khố rách áo ôm.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 100 - 104)