Biểu tượng chợ

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 97 - 99)

Trong sáng tác viết về đề tài nông thôn của Kim Lân, ngoài biểu tượng làng, người đọc còn nhận thấy một biểu tượng khác đó là biểu tượng chợ. Tuy

tần số xuất hiện không nhiều như biểu tượng làng nhưng chợ cũng là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng căng tràn nhựa sống.

Qua những trang viết của Kim Lân thì chợ không chỉ là nơi trao đổi sản vật, hàng hoá mà còn là nơi tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén. Chợ góp phần truyền bá văn hoá, mang đến những cái mới trong cuộc sống và giúp tầm mắt của người nông dân vượt ra khỏi luỹ tre xanh bao bọc xóm làng chật hẹp về nhiều mặt, hướng tới những không gian rộng lớn, khoáng đạt hơn.

Biểu tượng chợ trong sáng tác của Kim Lân là hình ảnh cái chợ của làng, một cái chợ thường hết sức nhỏ bé, họp nhoáng nhoàng vào lúc sáng sớm hay chiều hôm trước đình làng, dưới bóng mát của cây đa đầu làng hay trên đoạn đường trục chính giữa làng với vài gánh hàng xén, vài thúng gạo, mớ khoai, nải chuối, vài hàng rau quả, vài giỏ cá cua vừa mới đánh được. Đó

là chợ Chờ, chợ Yên Phụ trong tác phẩm Cầu đánh vật, chợ Chè trong Chó

săn. Biểu tượng chợ còn được thể hiện trong Làng, Bố con ông gác máy trên núi Côi Kê, Anh chàng hiệp sĩ gỗ.

Trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, biểu tượng chợ được

biểu hiện trực tiếp nhưng đó là chợ của những ngày không yên ổn, luôn có tiếng súng, tiếng bom máy bay gầm gào. Họp chợ trong chốc nhát, có máy bay lại ẩn náu.

“ Buôn bán thế này có chết không!... Ông Tư vẫn ngồi im, lòng nặng như chì.

Hàng mấy chả họ. Nát ruột nát gan!... có mà đem đổ đi! Đổ ráo cả đi!... “Ông Tư ngồi là người đi một lúc lâu, rồi mới nhẹ nhàng cất tiếng. Chợ búa dưới ấy hôm nay thế nào?

Bà Tư ngẩng lên nhìn ra, hình như bà không ngờ ông vẫn ngồi đấy. Bà thở dài cắm cảu nói. Sống dở, chết dở chớ còn thế nào nữa. Ai lại kẻ người lên một cái, thôi thế là cứ dẫm lên nhau mà chạy. Nó có lên đêm bao giờ đâu!”.

ở Anh chàng hiệp sĩ gỗ chợ ngoài là nơi trao đổi mua bán của người dân, đó còn là nơi người dân thể hiện tài năng của mình.

“ Một buổi sáng đẹp trời nào đó, sương mù và nắng sớm bay rực rỡ trên mặt sông. Gồng gánh, hàng họ từ trên các ngả đường kĩu kịt gánh về, và thuyền bè dưới bến đổ lên những kiện hàng, những bồ, những sọt, cam bưởi nấm hương, mộc nhĩ... cả cái thị trấn nhỏ bé ấy đang tấp nập mua bán...”

…A ha! Ra mà xem! Múa rối! Múa rối đã về chúng mày ơi!

- Cụ ơi!... A ha ha ha! Cụ múa rối ơi! Vẫn có anh chàng hiệp sĩ đấy chứ?...

Trong sáng tác của Kim Lân, chợ là nơi gặp gỡ, hội họp là nếp sống sinh hoạt truyền thống là sức sống của con người.

Tần số xuất hiện không nhiều nhưng biểu tượng chợ trong sáng tác về đề tài nông thôn của Kim Lân cũng là cơ sở để xác định không gian về một làng quê cụ thể. Hình ảnh chợ hiện lên trong các tác phẩm mang đặc trưng của hồn quê đất Việt. Mỗi người dân thôn quê khi bước chân ra khỏi nhà đều không thôi vương vấn bởi những hình ảnh gần gũi thân quen như đã hoá tâm hồn.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)