1.2.2.1. Từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945 đã mau lẹ hoàn tất quá trình hiện đại hoá từ quan niệm nghệ thuật đến vấn đề cách tân thể loại, ra đời các thể loại mới như Thơ mới, tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ. Một trong những thành tựu đặc sắc của sáng tác thời kỳ này là sự phong phú về đề tài. Đây là giai đoạn các tác giả đã tiến hành công cuộc cách mạng đề tài. Trong đó nông thôn là mảng hiện thực luôn đem đến nguồn cảm hứng cho các tác giả và đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn: Ngô tất tố
với Việc làng, Tắt đèn. Kim lân với Làng, Vợ nhặt. Nam Cao với Lão Hạc, Chí
Phèo, Dì Hảo, Một bữa no. Lan khai với Cô Dung, Sóng lúa reo…
Viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng, bên cạnh những điểm chung, mỗi tác giả lại tạo nên một bức tranh về nông thôn theo cảm nhận riêng của mình. Trong đó có bức tranh nông thôn bùn lầy nước đọng với nạn sưu cao, thuế nặng, ách áp bức bóc lột nặng nề của bọn địa chủ trong tác phẩm
của Ngô Tất Tố. Có nông thôn với những thủ đoạn áp bức bóc lột tàn nhẫn của quan lại địa chủ cường hào, người dân bị dồn tới đường cùng trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, hay cảnh nông thôn ngột ngạt các phe phái tranh giành địa vị quyền lợi, người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá trong tác phẩm của Nam Cao. Trong bức tranh hiện thực đó người đọc còn thấy cảnh nông thôn với cái đói thê thảm nhưng con người vẫn khát khao tình người, vẫn hi vọng vào tương lai để vui sống trong sáng tác của Kim Lân.
Với sự xuất hiện của phong trào Thơ mới, đóng góp nổi bật của dòng thơ viết về làng quê là khuynh hướng tả chân. Có thể kể đến các tác giả Anh Thơ cùng bức tranh thiên nhiên gắn với nếp sinh hoạt nông thôn đã góp phần dệt nên những “bức tranh quê” duyên dáng và xin xắn.
Cùng đề tài đó thơ Đoàn Văn Cừ lại mang những nét trong sáng, có phần tưng bừng nhộn nhịp của những ngày hội hè, đình đám. Đoàn Văn Cừ đã nhìn làng quê với cái nhìn pha chút dí dỏm, ngộ nghĩnh, đáng yêu:
Trên con đường đi các làng hẻo lánh Những người quê lũ lượt trở ra về ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ
(Chợ Tết)
Trong thơ Nguyễn Bính ta bắt gặp thế giới nhân vật đông đúc, họ là những người hàng xóm, người mẹ, người chị, cô hái mơ.
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
(Người hàng xóm)
Hoài Thanh đã nhận xét “Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê”.
Cái tình trong thơ Nguyễn Bính đã thấm vào cảnh vật, tạo nên vẻ đẹp làng quê hiện thực mà lãng mạn. Nó là mơ ước của nhiều người qua suốt nhiều thời.
Tiến sĩ Lê Quang Hưng nhận xét về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính: “Trên con đường rung cảm người đọc như vậy, thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính đầy ắp sự việc và phong phú nhân vật. Không một thi sĩ Thơ mới lãng mạn nào đem lại cho tác giả cảm giác đầy đủ, sung mãn trên phương diện này như Nguyễn Bính. Rất nhiều bài thơ của ông có thể nhẩn nha kể, có thể “tóm tắt cốt truyện” được. Đặc biệt là thế giới nhân vật trong thơ ông đông đúc, đa dạng. Nguyễn Bính là thế: Nhập thân vào hầu hết tầng lớp dân quê, thổ lộ cho họ những khổ đau, những ước muốn, thổn thức bằng lối nói mộc mạc mà thắm thiết tình tứ của ca dao, dân ca” [25, tr.155 - 156].
Ngoài Thơ mới còn phải kể tới nhóm Tự lực văn đoàn với các tác giả
như Từ Ngọc với Cậu bé nhà quê, Trọng Khiêm với Kim Anh lệ sử, Hồ Biểu Chánh với Khóc thầm, Con nhà giàu, Con nhà nghèo... đã phản ánh được
nhiều nét khá chân thực về cuộc sống ở nông thôn. Tiếp nối truyền thống là các nhà văn hiện thực phê phán mà tiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Thạch Lam. Các nhà văn hiện thực đã tái hiện cảnh sống của con người dưới đáy xã hội thật đáng thương, họ là những người nông dân như Chị Dậu bị dồn đến đường cùng phải bán con, bán chó cứu chồng, là Chí Phèo muốn sống lương thiện mà không được sống, bởi xã hội thực dân đã làm hắn tha hoá cả nhân hình và nhân tính. Họ còn là những con người vô danh khác không được sống cuộc sống bình thường như một con người bình thường.
Những sáng tác về đề tài nông thôn giai đoạn này, thực sự đem đến cho Văn học Việt Nam hiện đại nhiều bức tranh nghệ thuật mới. Việc đi sâu khám phá bức tranh nông thôn trên bình diện rộng với những vấn đề thế sự, đời tư, các cây bút Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Lan Khai, Kim Lân,
đã có những cách nhìn mới về con người và xã hội mang chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật. Trong các bức tranh hiện thực sinh động về nông thôn, mỗi tác giả lại lựa chọn từng giai đoạn lịch sử, từng lúc, từng nơi để sáng tạo. Do đó, cùng viết về đề tài nông thôn, mỗi nhà văn đã tạo cho mình một bức tranh riêng.
1.2.2.2. Từ 1945 - 1975
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ năm 1945 đến 1975, đất nước ta đã diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người. Đó là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Hai cuộc kháng chiến trường kì và ác liệt, đất nước ta phải đối đầu với hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã giật tung xiềng xích hơn tám mươi năm thống trị của thực dân Pháp và tiếp đó là phát xít Nhật, đồng thời lật nhào ngai vàng mục ruỗng của chế độ phong kiến hàng nghìn năm, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.
Nhưng thực dân Pháp rắp tâm chiếm nước ta thêm một lần nữa. Cả dân tộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì với chín năm đầy gian khổ, hi sinh để bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được và chế độ mới còn non trẻ. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Hiệp định Giơ - ne - vơ tháng 7 năm 1954, hòa bình lập lại trên đất nước ta, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Hòa bình lập lại chưa được bao lâu, đế quốc Mĩ cho quân đổ bộ vào miền Nam với danh nghĩa quân Đồng minh để chiếm nước ta làm thuộc địa mới của chúng. Cả dân tộc ta lại phải tiến hành một cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930 đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân xâm lược. Đảng vận động nhân dân giác ngộ đường lối vô
sản, giành độc lập dân tộc. Thời kỳ 1954 đến 1975, khi miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ. Cuộc chiến đấu kiên trì, bền bỉ, vô cùng ác liệt đã kết thúc với thắng lợi trọn vẹn ngày 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời kỳ này miền Bắc được coi là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn. ở miền Bắc diễn ra cuộc cách mạng ruộng đất những năm 1953 - 1955, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp diễn ra rầm rộ ở nông thôn những năm 1958 - 1960 và công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó, tất cả những biến cố lịch sử to lớn ấy đã tác động mạnh mẽ và đưa đến những biến đổi cơ bản trong xã hội Việt nam.
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử, văn học, xã hội có ý nghĩa quan trọng. Nó đã làm thức tỉnh ý thức công dân trong đông đảo dân chúng Việt nam. ý thức công dân đã trở thành đối tượng hấp dẫn, mới mẻ, quan trọng trong đời sống xã hội và văn học. Chẳng hạn như các tác phẩm của Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị xã
hội. Đó là các bài thơ Vui bất tuyệt, Huế tháng Tám, Việt bắc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, văn học phát triển trong hoàn cảnh thời chiến cho nên sẽ có những đặc điểm khác so với văn học thời bình. Chất liệu văn học, đề tài, chủ đề, nhân vật sẽ lấy từ đời sống kháng chiến. Các tác giả văn học sẽ là những người trực tiếp cầm súng chiến đấu trưởng thành trong các cuộc thi sáng tác do các tờ báo của địa phương tổ chức.
Hiện thực chiến tranh là đối tượng miêu tả quan trọng nhất. Nó chi phối hoạt động sáng tạo nghệ thuật của các tác giả, tác phẩm thời kỳ này. Đồng thời nó cũng tác động đến tư tưởng của các tác giả thời kỳ này. Cái sống, cái chết là sự thật thời chiến làm chúng ta bỏ qua, gác lại. Trong các tác phẩm chuyện sống chết của bản thân không được quan tâm. Điều quan tâm nhất lúc
bấy giờ là dốc hết sức để chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954. Hiện ra trong tác phẩm đời sống của chủ nghĩa xã hội, tổ chức lao động theo mô hình hợp tác xã, xí nghiệp công tư hợp doanh. Nó đã đem đến cho nhân dân Việt nam một cuộc sống mới, một luồng gió mới thổi vào văn học. Nó phản ánh không khí hân hoan, vui sướng của một người dân, một nước nô lệ nay đã thực sự làm chủ đất nước. Miền Bắc là hậu phương lớn cho miền Nam tiền tuyến: vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Điều đó cũng được phản ánh qua các tác phẩm văn học
thời kỳ này. Chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Khải, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, tập thơ Riêng chung của Xuân Diệu.
Tác động của quan hệ quốc tế với đời sống kinh tế, xã hội, văn học Việt Nam. Sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Nhưng chủ yếu là quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Văn học nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn học Xô Viết. Văn học Pháp, Mĩ, Nhật bị hạn chế, thậm chí còn cấm lưu hành trong một thời gian.
Nông thôn Việt Nam giai đoạn này có những đổi thay so với nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước. Nông thôn không còn là thuần nông thôn nữa mà có những thay đổi khác biệt. Làng quê có những đổi thay so với làng quê trong văn học trước 1945. Truyện ngắn, tiểu thuyết viết về làng quê với những đổi thay, người nông dân có những nét mới so với người nông dân trước cách mạng. Không khí nông thôn cũng có nhiều điểm khác so với nông thôn ngày trước. Không còn cảnh sưu thuế, cảnh tù và đánh người của bọn địa chủ phong kiến mà những người nông dân trước đây làm nô lệ họ đã thực sự làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình.
Tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng là tác phẩm mở đầu cho
dòng tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam. Bối cảnh tiểu thuyết được viết vào những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp. Địch càn quyét làng mạc,
thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, ra sức phá hoại về kinh tế, mùa màng của ta. Chúng phá dụng cụ sản xuất đặc biệt là giết hại trâu bò. Xưa nay trâu bò là tài sản quý giá nhất của người nông dân “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Vì vậy, trâu bò bị giết hại là một vấn đề lớn của người nông dân. Trong tác phẩm, người nông dân rất quý con trâu của mình nhất là gia đình lão Hoạch. Nông thôn được hiện lên qua cảnh người nông dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất trước hết là bảo vệ cuộc sống của mình. Người nông dân không còn cảnh sợ sệt, khúm núm trước địa chủ, không có ruộng đất trâu bò để cày cấy như trong các tác phẩm thời trước nữa. Người nông dân bảo vệ trâu trong những cuộc càn quyết, lùng sục để cướp đi phương tiện sản xuất của địch. Tác phẩm đề cao con trâu, thể hiện tình cảm của người nông dân với trâu, người nông dân với người nông dân.
Một tác giả nữa cũng viết về nông thôn giai đoạn này là nhà văn Kim
Lân. Trong tác phẩm Làng, nhà văn đã dựng lên một khung cảnh làng quê
thông qua lời khoe của ông Hai về làng của ông. Làng quê được hiện lên không phải là khung cảnh của một làng quê bình thường, yên bình. Làng của ông Hai ngày trước là một làng có ngói nhà ngói san sát, sầm uất như tình. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Còn làng khi mà bị địch càn quét, tàn phá là hình ảnh ngôi làng có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phóng thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy.
Làng quê trong thời gian 1945 - 1975 là hình ảnh giống như ông Hai khoe về làng mình, những ngày khởi nghĩa rồn rập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn bóng tối. Những buổi tập quân sự, cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một, hai. Mỗi lần hô động tác, anh huấn luyện viên nghiêm lại phải đệm tiếng ạ thườn thượt đằng sau: Nghiêm ạ!
Nghỉ ạ!... Vác súng lên vai...! Nhất là những hố, những ụ, những hào giao thông của làng ông thì công trình không để đâu hết [...] cái thì đắp ở xóm Ba Khu. Cái thì xây ở Ngõ Mái, cái thì xẻ thông từ đầu phố trên đến tận đầu phố dưới. Cửa mạch nhà nào cũng đục, có thể đi suốt làng không phải ra đến đường cái Người nông dân vừa là người sản xuất vừa là người chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ quê hương của mình.
Còn nông thôn qua các tác phẩm của Tô Hoài, khi ông viết về mảng đề tài này là thứ nông thôn được hiện lên không phải một thứ nông thôn thuần chủng mà là làng quê ở ven đô. Người nông dân có những điểm khác biệt so với nông dân ở thời điểm trước. Họ không bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà họ là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ ngoài nghề nông họ còn làm nghề phụ là nghề thủ công. Tô Hoài không đi sâu vào khai thác mối quan hệ, mâu thuẫn giai cấp quyết liệt. Tác giả không xây dựng nhân vật điển hình, ông viết về những khía cạnh đời thường trong những con người bình thường. Người nông dân mặc dù có sự tha hóa nhưng vẫn giữ được thiện lương. Không khí tác phẩm lặng lẽ, tiêu điều. Nó không gay gắt như không khí trong các tác phẩm của thời trước. Nó gợi cho người đọc những ám ảnh nào đó.
Trong tiểu thuyết Quê người, người đọc không gặp những người dân
nghèo bị đánh đập, cùm kẹp hay bắt bớ tù đày mà ở đó có muôn cảnh sinh hoạt đời thường. Nhưng ở đó cũng là một vùng quê đang đi vào tình trạng tiêu điều, nghề dệt mỗi ngày một đình đốn, nhiều gia đình rơi vào cảnh tang tóc,