Tình huống nghiêng về hành động

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 87 - 92)

Loại tình huống này chiếm số lượng lớn trong sáng tác của Kim Lân.

Có thể kể tên các tác phẩm: Đứa con người vợ lẽ, Đôi chim thành, Cầu đánh

vật, Con Mã Mái, Ông Cản Ngũ, Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Người chú dượng, Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê. Trong đó: Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê dung

nạp của ba loại tình huống song tình huống hành động vẫn nổi bật nhất.

Các sáng tác nghiêng về tình huống, Vợ nhặt là một tác phẩm xuất sắc,

một truyện ngắn giản dị nhưng là cái giản dị của một bậc thầy, chữ nào cũng hay, hàm súc. Tác phẩm thành công một phần bởi nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả. Đọc toàn bộ tác phẩm ta dễ dàng

nhận thấy hạt nhân của truyện là một cuộc hôn nhân kì lạ. Đó chính là cái

“tình thế nảy ra truyện”, cái tình huống của câu chuyện hôn nhân trong Vợ

nhặt kì lạ bởi các lí do sau:

Thứ nhất, sự đảo lộn về giá trị: Tràng, một gã trai nghèo khổ, thô kệch, là dân ngụ cư lâu nay ế vợ, bỗng “nhặt” được vợ, mà là vợ theo không.

Thứ hai, sự ngược đời: Tràng lấy vợ lúc không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người.

Thứ ba, nghịch lí: Một đám cưới thiếu tất cả nhưng mà lại như đủ cả. Những điều này quyết định đến việc tổ chức mạch truyện và cả cấu tứ của thiên truyện.

Đây không phải ngẫu nhiên mà mạch truyện là một chuỗi ngạc nhiên kế tiếp. Khi Tràng dẫn vợ về cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước tiên là lũ trẻ “lũ ranh” ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một người bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là “chông vợ hài”. Đám người lớn thì ngớ ra “không tin được dù đó là sự thật”. Họ tò mò thì ít mà lại ái ngại thì nhiều “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về”. Còn bà cụ Tứ, việc Tràng lấy được vợ đó là điều ngày đêm bà mong tưởng, nhưng khi sự việc xảy đến bà không tin nổi, không tin vào mắt mình, tai mình nữa. Điều đáng nói nhất là Tràng, thủ phạm gây ra tất cả, mà vẫn không hết ngạc nhiên, chẳng những cứ đứng “tây ngây” giữa nhà tối hôm trước đến tận hôm sau, qua một đêm rồi nhưng “hắn cứ lơ ngơ như người đi ra từ trong một giấc mơ”.

Trong chuỗi ngạc nhiên ấy, ta đọc thấy những định nghĩa xót xa về người vợ. Có thể thấy, chưa có ở đâu giá trị của người vợ lại thấp kém, lại bọt bèo như hoàn cảnh này...

Như vậy, ý thức đầy đủ, sâu sắc vai trò của cốt truyện và kết cấu trong sáng tác, Kim Lân rất quan tâm và cũng hết sức công phu sáng tạo trong những tình huống truyện độc đáo. Tình huống truyện trong tác phẩm của Kim

Lân phần lớn là tình huống hành động, nên sáng tác của ông thường có cốt truyện giàu kịch tính và có cách kết thúc bất ngờ khó lường trước được.

Cốt truyện và đặc biệt là cách kết thúc hay là một cách giúp người đọc thấy được chân lí cuộc sống. Sáng tác của Kim Lân hầu hết đều hướng về một kết thúc bất ngờ và có hậu.

Có thể kể đến cuộc tranh hùng quyết liệt giữa một cặp “kỳ phùng địch

thủ, tương ngộ tương tài”. Trạng Kế và Trạng Sặt trong Thượng Tướng Trần

Quang Khải - Trạng Vật tưởng như đã phân thắng bại khi Trạng Kế đánh đến

miếng “móc quai xanh” bí truyền lợi hại, Trạng Sặt tưởng đã nắm chắc phần thua. Đột nhiên mảnh áo vàng kỉ vật của người mẹ để lại lúc lâm chung vô tình rơi. Nhờ đó mà Sặt thoát chết, cha con Đức Thái Tông Trần Cảnh mới nhận ra nhau, sum họp sau bao năm xa cách.

Hay trong tác phẩm Đôi chim thành ông Trưởng Thuận lử đử sốt đã

nhiều hôm vì buồn, tiếc đàn chim bão khéo trôi mất, bỗng nhiên đôi chim thành quý của ông tìm được đường về. Đôi chim trở về như một liều thuốc quý khiến ông quên cả ốm đau “hai mắt sáng lên vì vui sướng. Cặp môi héo úa của ông nở nụ cười rất tươi”[37, tr.48].

Các kết thúc có hậu của truyện ngắn Kim Lân mang đậm chất dân gian, nó gần gũi với lối kết của truyện dân gian và nhiều truyện ngắn truyền thống. Thế nhưng truyền thống mà vẫn hiện đại, bởi lẽ đó là cách kết thúc mở cửa truyện ngắn hiện đại (khác với cách kết thúc đóng của truyện truyền thống). Lối kết thúc mở, tạo nên độ tin cậy và quyền chủ động của người đọc theo lý thuyết đồng sáng tạo. Nó còn tạo ra sự bất ngờ, làm cho câu chuyện vì thế mà ám ảnh, có sức sống lâu bền với người đọc.

Tác phẩm Ông lão hàng xóm là một truyện ngắn hay, giàu ý vị phản ánh

những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Vốn là người trong cuộc, Kim Lân thấu hiểu sự thật một thời. Xâu chuỗi các tình tiết chính trong tác phẩm ta có thể khái quát được sự kiện bao trùm, chi phối toàn bộ thiên truyện này. Sự

kiện ấy chứa đựng cái “tình thế nảy ra truyện”, đó là: cuộc đấu tố phi lí, oái oăm, lạ lùng của những “cán bộ cải cách ruộng đất”, đối với một đảng viên trung kiên. Nói oái oăm bởi những lí do sau:

Một là, những “cán bộ cải cách ruộng đất” kia lại cứ kết tội những người không có tội, cứ nhất quyết cho rằng: “một thôn có bốt địch đóng mà không tìm ra địch là một điều rất vô lí”. Do đó, hình như họ coi việc tra xét, truy khảo đến cùng những đảng viên vô tội là một sự thích thú. Họ sẵn sàng quát tháo, đánh đập bàn ghế, thậm chí tát vào mặt Đoàn để bắt anh khai ra những tội lỗi anh không có, bắt anh vu oan cho một đồng chí đã từng đồng cam cộng khổ với anh trong chiến đấu.

Hai là, có những người lẽ ra phải là đầy tớ của dân nhưng lại cậy mình có quyền trong tay, hống hách, khinh miệt tất cả mọi người. Một kẻ mang danh là “cán bộ cải cách ruộng đất” trong ban chỉ huy xã đội mà có lần đứng giữa cuộc họp toàn dân đã dám tuyên bố những câu trắng trợn: “Chồng bảo vợ, cha bảo con, chú bảo cháu. Có những gì khai ra bằng hết! Nếu không thì…tôi tính rằng thừng mới mà nó thiết vào hai bắp tay ghì lại đến mả bố cũng phải bật lên!... Nói thật, chính phủ không thiếu gì tiền mà không xây thêm nhà tù mới!...” [37, tr.349].

Ba là, những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” hoặc “vắt mũi chưa sạch” có thể cao giọng mạt sát, buộc tội, kết tội những đảng viên đã từng vào sinh ra tử, đã hàng chục năm xông pha chiến trường, không hề thương tiếc xương máu cống hiến cho cách mạng và kháng chiến.

ở tác phẩm Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, ông Tư Mủng luôn phải trăn trở, day dứt trước một câu hỏi: ở lại bám đất, đánh kẻng gác máy bay cho dân phố hay là chuyển nhà cùng vợ con, rời bỏ mảnh đất mà ông đã bao năm gắn bó. Tác giả đặt nhân vật vào sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là lợi ích cá nhân, gia đình và bên kia là trách nhiệm của một người công dân trước cộng đồng, với cách mạng và kháng chiến. Gia đình ông sống lủi

thủi, một mình trên đỉnh núi hoang vắng, cheo leo với việc gác máy bay đâu có lợi lộc gì chẳng qua dân phố tín nhiệm, người ta bầu thì ông nhận. Thế nhưng, cứ nghĩ đến việc rời mảnh đất này mà đi ông lại không đành. Mấy đời người phải bỏ làng quê, lang thang phiêu bạt khắp nơi để tìm đất. Nên có được mảnh đất sinh sống, gây dựng cơ nghiệp còn mong ước gì hơn! Mảnh đất ấy, ông và gia đình đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi, công sức bao năm trời. Mảnh đất ấy đã gắn bó với ông như máu thịt rồi. Nguyên nhân nữa, là việc gác máy bay cho làng phố tưởng chừng như bình thường, hóa ra lại có một ý nghĩa to lớn. Sự an nguy của biết bao con người, cuộc sống của cả thị xã nhỏ bé này đều trông chờ vào ông, vào tiếng kẻng của ông. Do vậy, sao ông có thể bỏ ngọn núi này mà đi. Quyết định ở lại bám đất gác máy bay cho mọi người yên tâm làm ăn, là lựa chọn đúng đắn của một người yêu làng, yêu nước, nhiệt tình, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Ông Tư Mủng là người nông dân Việt Nam chất phác, bình dị nhưng hết lòng với kháng chiến, vì cộng đồng dân tộc. Phải chăng cái vẻ đẹp trong nghệ thuật không phải tìm ở đâu xa mà ở trong chính những con người bình dị ấy.

Nhân vật Tư trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đứng trước thử

thách tưởng như rất đỗi bình thường, nhưng thực ra lại vô cùng khó khăn với người bị cái đói hành hạ đã hai hôm nay: Ăn hay không ăn bát phở thừa? Đang lúc đói lả, có được lưng bát phở thơm ngào ngạt còn gì quý bằng. Nhưng miếng ăn nhiều khi là miếng nhục. Nếu ăn liệu anh có bảo toàn được nhân cách trước sự cám dỗ của vật chất? Nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao đành chịu đầu hàng và quy phục trước bản năng và cám dỗ thấp hèn của cái đói, của miếng ăn. Nhân vật trong sáng tác của Kim Lân lại có một hành động hoàn toàn khác: Ném mạnh bát phở ra sân, thà chịu đói còn hơn đánh mất mình. Đó chỉ có thể là hành động của một người giàu lòng tự trọng, biết giữ gìn nhân phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)