Tình huống truyện

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 84 - 85)

Heghen trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã định nghĩa: “tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt”. Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là “cái tình nảy ra trong truyện” là “lát cắt” của đời sống mà qua đó có thể thấu được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu).

Sáng tác của Kim Lân bao giờ cũng hấp dẫn, cũng có “sức cuốn xoáy ma mị” [37, tr.628]. Đó là một thứ văn nhiều khi khó có thể phân tích được, giải nghĩa được, theo đòi được, một thứ văn do “thần viết”. Sức hấp dẫn của những trang văn bất hủ ấy là ở cái tài và cái tâm của người cầm bút, ở nhân vật sống động, ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, ngoài ra còn bởi nghệ thuật sáng tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Kim Lân gọi khái niệm tình huống bằng cái tên giản dị “cảnh ngộ”. Nhà văn quan niệm truyện ngắn phải hấp dẫn, phải làm người đọc muốn đọc mãi và càng đọc càng thấy thích thú. Muốn vậy, cần đặt nhân vật vào những cảnh ngộ éo le, trớ trêu, ngang trái, khó xử, buộc nhân vật phải lựa chọn cách giải quyết, nhờ đó, phẩm chất, tính cách nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét.

Kim Lân đặt nhiều nhân vật của mình vào tình thế ngày càng căng thẳng và mỗi nhân vật lại có cách giải quyết cảnh ngộ riêng của mình.

Sáng tác của Kim Lân hấp dẫn người đọc không phải bằng sự ly kỳ, mà bằng sự giải quyết cảnh ngộ. Có những cảnh ngộ trong tác phẩm của ông nhiều khi vô lý nhưng với vốn sống phong phú Kim Lân lại khiến cho nó trở nên có lý, hấp dẫn. Những cảnh ngộ ấy nhiều khi tác giả lấy từ chính thực tế

cuộc sống nhưng cũng có khi do ông sáng tạo, làm cho chủ đề tác phẩm càng nổi bật. Sự sáng tạo ấy vẫn rất thực, vẫn nói được sự thực.

Nhiều tác phẩm của ông có sức thu hút lạ kì với người đọc, trước hết bởi nghệ thuật sáng tạo tình huống tài tình của nhà văn. Có thể kể tên các tác

phẩm tiêu biểu: Vợ nhặt, Làng, Ông lão hàng xóm hay Con chó xấu xí. Qua

việc khảo sát sáng tác của Kim Lân, có thể nhận thấy tình huống truyện trong các tác phẩm của ông khá đa dạng: có kiểu tình huống hành động, có kiểu tình huống nhận thức, kiểu tình huống tâm trạng.

Mỗi sáng tạo của ông thường chứa đựng một tình huống. Song ở một vài truyện không chỉ có một mà hai hoặc ba tình huống. Có thể phân chia tình huống thành các loại như sau:

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)