Giọng điệu trầm buồn, thủ thỉ gần với giọng cổ tích hay

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 110 - 114)

truyền thuyết

Trong sáng tác của Kim Lân về đề tài nông thôn ngoài giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh, đọc tác phẩm Kim Lân ta còn bắt gặp nhiều sắc thái giọng điệu khác nữa, đó là giọng điệu trầm buồn thủ thỉ mang sắc thái cổ kính khi kể về các phong tục, về một truyền thuyết hay một sự tích nào đó ở nông thôn.

ở Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Kim Lân đã đưa người đọc vào một không khí cổ tích xa xăm, huyền ảo:

“Những năm cách đây rất xa, xa lắm, ở thị trấn Bến Cam, mỗi năm cứ đến ngày gần Tết người ta lại thấy ông lão ấy. Không ai biết quê quán ông lão ở đâu, họ tên ông lão là gì. Nhưng mỗi năm vào dịp Tết người ta lại thấy ông

lão đẩy cái xe bánh gỗ lọc khọc đến, ăn mấy phiên chợ Tết, qua giêng, ngày rộng tháng dài lại đẩy cái xe gỗ lọc khọc đi”.

Trong Cầu đánh vật - Từ ngôi đất “hình nhân bái tướng” đến chuyện

“Voi cái Ngựa lồng”. Câu chuyện có chất huyền thoại về ngôi đất. Tác giả bắt đầu bằng một không gian cổ tích: Đầu cánh đồng Tràng phía trước đình Cẩm Giang, bên con đường đi chợ Chờ, chợ Yên Phụ, có ba gian cầu ngói cũ kĩ ẩn dưới cây đa cổ thụ mọc rườm rà trên một bãi cỏ rộng rãi, phẳng phiu.

Cầu toàn lim. Hai bên tường, rêu loang lổ. Trẻ chăn trâu vẽ chằng chịt những hình thằng người, hình ô tô, con cá, đủ thứ... và viết những câu mánh qué, tục tĩu, xỏ xiên nhau bằng than, bằng gạch, nét vụng về ngờ nghệch, lớp này chồng lên lớp khác làm cho mặt tường bẩn lại càng bẩn thêm. Dưới chân bãi, một lạch nước nhỏ chảy qua, trên có hai phiến đá xanh đồ sộ, nhẵn bóng, bắc ngang làm cầu. Những khi mưa gió cũng như lúc nắng nôi, người làm đồng lên đấy nghỉ ngơi, uống nước. Cầu ấy người làng Cẩm Giang gọi là “cầu đánh vật”. Giọng điệu ấy còn được thể hiện ở những lời kể xen kẽ trong tác phẩm với cách dùng từ mang tính công thức của các truyện kể dân gian như: “Người ta bảo làng Cẩm Giang có đất vật”, “Đô cót... xưa kia ông đã từng mấy năm ăn giải cạn”, “Một hôm, nhân vui câu chuyện, ông kể cho tôi nghe lịch sử về cái cầu vật kia”... Giọng điệu gần như truyền thuyết ấy được lặp đi lặp lại suốt truyện bằng một loạt các từ chỉ thời gian có tính huyền thoại như: “Các cụ truyền lại rằng: làng tôi ngày xưa được ông Tả Ao để cho ngôi đất phát to lắm”, “Tương truyền rằng: mạch ở gò rỉ ra đỏ lòm như máu” hay “Thời bây giờ làng tôi có một anh chàng, không còn ai nhớ tên thật là gì nữa, chỉ biết anh ta khỏe lắm”... Nhờ giọng điệu ấy mà truyện thêm phần hấp dẫn, diễn tả được cái huyền bí, ly kì của nghề vật ở nông thôn quê hương ông.

ở Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, giọng điệu trầm buồn gần với cổ tích càng được thể hiện rõ hơn. Bắt đầu là cái không gian đêm tối, lạnh ngắt:

“Dưới ánh sáng yếu ớt, vàng vọt của ngọn đèn dầu sở đặt trên quang, Tần lặng lẽ chăm chỉ gieo thoi. Tiếng cút kít của con cò gật gù văng ra ngắt khúc cái tĩnh mịch êm ả và đều đặn không ngừng”. “Đêm nay cũng như đêm qua, cũng như đêm kia, mà cả những đêm sau nữa, bất luận xuân, hạ, thu hay là đông, trời nực hay là rét, bao giờ Tần cũng dệt vải rất khuya, mãi đến giờ Hợi, có khi sang nửa giờ Sửu mới chịu đi ngủ”. Giọng điệu cổ tích như tràn vào cảnh vật: “rừng cây mờ sương trắng ngủ kĩ dưới ánh trăng xanh dịu, mơ hồ. Gió rì rào trong lá, và côn trùng rên rỉ dưới cỏ đưa lên hoạ thành một bản nhạc ảo não, như than vãn chuyện đời dâu biển. Từng lúc, tiếng cú lạnh lẽo vang lên giữa cái u tịch canh khuya như điềm gở. Vẻ huyền bí ngàn đời càng thêm sâu nặng”. Giọng điệu cổ tích còn thể hiện ở cách tính thời gian và tạo dựng những chi tiết có vẻ ly kỳ như: “nhà vua rùng mình, sởn gáy khi qua lăng. Nấm mồ chung của tôn thất nhà Lý... ở nấm mồ xanh cỏ kia như phát ra những lời thóa mạ của oan hồn”. “Bỗng có tiếng chim vỗ cánh phanh phách, vun vút rất mạnh. Nhà vua bừng tỉnh mộng, ngẩng lên. Một con chim to lớn mới bay tới đậu trên một cành cao. Lông trắng muốt, đuôi dài lê thê, có điểm những chấm xanh biếc. Mỏ và chân đỏ tía. Trên đầu, một cái mào trắng dựng lên như một chiếc quạt xòe”.

“Bỗng tiếng hát lanh lảnh len qua cành lá bay ra ngân dài trong gió chiều. Cả rừng cây như nôn nao, xúc động, như mơ màng, say đắm. Tiếng hát trong trẻo vẫn véo von cất lên. “Đầu giờ Mão hôm sau, sương trắng còn mờ phủ rừng cây. Đức Thái Tông Trần Cảnh đã lên yên từ biệt người thôn nữ”. “Tiếng vó ngựa xa dần, rồi mất hẳn. Tần ngồi sụp xuống gốc cây ôm mặt khóc nức nở”. “Sau một đêm mưa móc thấm nhuần, Tần thụ thai”. “Ngày tháng thoi đưa, Tần đã đến ngày ở cữ…nàng sinh hạ được một đứa con trai. Tần lấy tên là Sặt lấy tên làng và cho theo họ ngoại”. Giọng điệu truyền thuyết đã khiến cho tác phẩm mang dáng dấp của một Thánh Gióng xưa kia: “Rồi ngày tháng cứ nhạt nhẽo trôi qua... và Sặt lớn dần”. “Năm 15 tuổi Sặt đi vật đám”. “Từ

đấy ai cũng khiếp sợ thần lực Sặt”. “Năm Nguyên Phong thứ năm, Sặt cùng mấy bạn sân cẩm Giang, sân Ngọc Lôi được vào kinh đô vật kì tuyển lính hằng năm. Bấy giờ, cậu đã 17 tuổi”. “Ba ngày trời ròng rã, vẫn chưa phân thắng bại”. “Trạng Sặt cố vùng vằng một lần nữa... Chợt chiếc khăn võ sinh bịt đầu bị sổ, một chiếc khăn vàng khác nữa bên trong rơi theo. Mớ tóc dài đen nhánh sổ ra rũ rượi. Đức Thái Tông Trần Cảnh thoáng trông thấy. Ngài tái hẳn mặt đi, vội vàng xuống lệnh hoãn cuộc thi sức lại”. “Từ đó Sặt ở lại kinh sư và đổi tên họ thành Trần Quang Khải”.

Giọng điệu cổ tích ấy khi thì trầm buồn kể về số phận con người

(Thượng Tướng Trần Quang Khải - Trạng vật), cũng có khi rùng rợn hoặc

huyền bí kể về một tập tục như trả lại đòn: “Lúc bấy giờ đã nhá nhem mặt người. Cảnh vật chìm trong bóng chiều. Từng cơn gió lướt qua cánh đồng lúa chín lào sào, đưa một mùi thơm nhẹ nhàng đặc biệt của nơi thôn dã về vụ này. ở những làng mạc xa xa, sương dâng lên trắng nửa mình tre, làm cho phần ngọn đen sậm lại. Từng tiếng chuông từ gác tam quan chùa Dận buông ra không trung, vọng xa xa, ngân nga và buồn não ruột. Nhưng cũng chưa buồn bằng cái giọng rì rầm của chú tiểu tụng kinh, non nớt và run rẩy như tiếng chim chưa ra ràng”. khi thì thiêng liêng kể về một truyền thuyết hay một sự

tích Cầu đánh vật - Từ ngôi đất “hình nhân bái tướng” đến chuyện “Voi cái

Ngựa lồng” tác giả vẫn kể bằng cái giọng truyền thuyết lẫn cổ tích đó trong

Ông Cản Ngũ: “Năm ấy hội vật đền Đô vào đám to, tiếng đồn bay dạy khắp

mọi miền xứ bắc, chính vì có tin ông Cản Ngũ về phá giải. Các sân vật, các tay đô, những người ham thích xem vật, đâu đâu cũng nghe bàn bạc sôi nổi về ông Cản Ngũ”.

Giọng điệu thủ thỉ đặc cổ tích cũng được tác giả sử dụng trong Anh

chàng hiệp sĩ gỗ. Giọng văn như có cái gì xót xa, đượm buồn về cái nghề múa

rối cho trẻ con, một trò chơi dân gian đẹp của dân tộc đã chìm vào quá khứ. Câu chuyện như hấp dẫn người đọc hơn với những trang tả nhân vật bằng

giọng cổ tích li kì: “Mặt mụ phù thủy tức thì xám đen lại, rồi trắng bệch ra. Hai con mắt mụ xanh lè chiếu thẳng vào mắt anh chàng hiệp sĩ. Mụ nhìn anh rất lâu bỗng mụ cười lên khành khạch. Nụ cười nghe như hai miếng xương khô cọ vào nhau”.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 110 - 114)