Giọng điệu mỉa mai, hài hước, phê phán nhẹ nhàng

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 115 - 117)

Nhà văn Kim Lân dùng chất giọng này để xây dựng bức chân dung hài

hước, vẻ béo tốt oai vệ của ông Cả trong Đứa con người vợ lẽ: “Ông bệ vệ

bước vào. Khổ người phì nộn khác hẳn với vẻ gày còm của Tư. Mặt ông tròn và ngắn, lúc nào cũng vui một cách vô tư lự. Nước da hồng hào, trắng nhễ nhại, bóng loáng như bôi dầu. Ông vẫn tự phụ là có vẻ quan trọng lắm. Đi đâu, mặc dầu là chủ hiệu vải vùng trên, ông cũng thắng bộ oai ra phết. Lúc nào

cũng xách cái cặp phồng tướng trong đựng toàn quần áo hoặc quà bánh của con” [46, tr.40].

Giọng mỉa mai, hài hước còn thể hiện ở Con chó xấu xí khi tác giả nói

về con chó: “Nó bằng cái nắm đấm thế này, vừa bé, vừa lường, còm dóm như con chuột chù ốm ấy... Nó ngồi gù gù ngoài bóng nắng như anh nghiện thiếu thuốc. Cái mặt gục xuống, rớt rãi chảy ra, hai con mắt ướt nhoèn hai cục nhử trắng nhã. Cái lưng khom khom nổi lên từng đốt xương sống” [46, tr.262]. Khi tả về vợ chồng Nhược Dự, kẻ phản bội tổ quốc: “Trái lại, chị vợ cả nói nhiều, cặp môi ăn trầu thâm đen của chị cuốn lên. Chị nói bằng mắt, bằng tay, bằng nét mặt, bằng tất cả cái sắc sảo của môt tay buôn lọc lõi, có lúc chị nói liên liến như cái máy khâu đạp cố rồi đột nhiên dừng lại, đưa mắt dò la đánh giá người nghe, có lúc chị nói khoan thai thẽ thọt như thể giọng mẹ chồng ngồi kể xấu nàng dâu. Có lúc chị nói giọng ba bốn người trò chuyện đối đáp với nhau. Chị vừa cười vừa nói giòn khanh khách. Kể chuyện giặc đánh lên, giặc đốt làng mà giọng chị nghe văn hoa, hồ hởi như chuyện bộc lộ ngay sau cái giọng điệu mỉa mai ấy của Kim Lân.

Giọng mỉa mai còn được Kim Lân thể hiện rõ trong tác phẩm Ông lão

hàng xóm. Giọng điệu ấy khi thì ngấm vào lời kể của tác giả về chị cán bộ cải

cách ruộng đất: “Độ này thì chị cán bộ đi được rồi. Chị đi vặn bên nọ, vẹo bên kia, hai cái mông đít cứ xoắn lấy cái yên xe và tay lái thì loạng choạng chỉ rình đâm vào người đi đường. Dân làng gặp chị, từ đằng xa người ta đã tránh dạt sang một bên. Nhưng chị thì có vẻ lấy thế là thích lắm. Chiều nào chị cũng xắn quần lên quá đầu gối; xách cái xe đạp trưng mua ấy ra, kính coong phóng tua lên phố, lượn mấy vòng quanh chợ, rẽ qua vào cửa hàng mậu dịch rồi mới kính coong phóng về”.

Giọng điệu ấy cũng có khi được thể hiện tiếp ở lời nhận xét của tác giả: “Chị có vẻ tươi tắn, phấn khởi của người con gái quê mùa mới lớn lên, gặp được cơ hội tốt, dễ dàng tiến bộ, nhưng đồng thời cũng lộ ra một vẻ tự đắc học

đòi một cách nông nổi: “chị dóng dả hỏi vào trong nhà và ẩy cửa bước vào. Một bên quần xắn cao cho xích khỏi cắn vẫn quên chưa buông xuống”. “Chị quát rất to, seo séo như xé vải... xem ra chị ta có quan tâm đến việc này đâu, quát tháo một hồi ở đây xong, ra ngoài kia nhảy lên cái xe đạp kính coong một hồi là quên hết”.

Ta còn gặp chất giọng mỉa mai ấy trong Bà mẹ Cẩn khi tác giả kể “Chồng bà là một thằng bé sún răng, và mũi lúc nào cũng chảy xuống đến tận mồm. Trẻ con trong xóm cứ gọi là “thằng Cẩn sún”. Cả thời con gái của bà ngày ấy chỉ biết hầu hạ bố mẹ chồng, làm quần quật suốt cả ngày, và trông nom, chăm bẵm “thằng bé” sún răng ấy. Nó ngã thì bế nó dậy. Nó quấy thì cho nó đi ngủ... Mãi cho đến ngày thằng bé sún răng trở thành anh con trai lực lưỡng, khỏe mạnh thì nó lại chê vợ xấu, vợ già. Nó bỏ lửng người đàn bà, và lấy vợ khác. Bố mẹ chồng cũng cho việc ấy là bình thường, phải lẽ, không nói gì”.

Giọng điệu mỉa mai, hài hước trong các sáng tác về đề tài nông thôn của Kim Lân cũng thật đa dạng trong sự biến hóa của lối kể và thái độ nhân

vật. Khi thì mỉa mai phẫn uất như trong Đứa con người vợ lẽ. Khi thì mỉa mai khinh bỉ trong Con chó xấu xí. Lúc thì mỉa mai hài hước trong Ông lão hàng

xóm. Nhưng lúc lại mỉa mai buồn tủi như trong Bà mẹ Cẩn.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong sáng tác của Kim Lân (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)