a. Đối với bản thân ngân hàng
Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là ngƣời đi vay và cho vay.
Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ làm cho NH thiếu tiền chi trả cho ngƣời gửi tiền, vì NH kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của NH không thể đảm bảo đƣợc.
Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho NH mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho NH lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.
b. Về phía hoạt động kinh tế xã hội
Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cƣ. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một NH, rồi lây lan ra
nhiều NH, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều ngƣời sẽ đua nhau đến NH rút tiền trƣớc thời hạn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp.
Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần đƣợc quan tâm đặc biệt hơn từ Chính phủ, từ Ngân hàng Trung ƣơng. Ngân hàng Trung ƣơng cần phải có những chính sách khuyến cáo thƣờng xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của các NHTM và cần thiết có sự hỗ trợ cho các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra. (Thái Văn Đại, 2012)