Phân tích nợ xấu theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 77 - 79)

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu đồng thời cũng xảy ra rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìn ra nguyên nhân phát sinh và các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt phân nợ xấu theo thời hạn đƣợc chia làm hai loại: ngắn hạn, trung và dài hạn.

Bảng 4.12: Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 425 480 860 55 12,94 380 79,17 Trung và dài hạn 1.029 1.350 1.080 321 31,2 (270) (20) Nợ xấu 1.454 1.830 1.940 376 25,86 110 6,01

 Nợ xấu ngắn hạn

Tình hình nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Biểu hiện là năm 2011, nợ xấu 425 triệu đồng, chiếm 29,22% tổng nợ xấu của ngân hàng. Đến năm 2012, tăng lên là 480 triệu đồng, tăng 55 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 12,94% so với năm 2011. Nợ xấu ngắn hạn tuy tăng nhanh nhƣng không đáng kể, một phần là do các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là để đảm bảo nhu cầu vốn và tiền mặt thanh toán cho việc sản xuất, kinh doanh đã đến hạn trả nợ, nhung do nền kinh tế biến động, thị trƣờng sản phẩm đầu ra bị thu hẹp, thu nhập ngƣời dân giảm, kết quả hoạt động ngày càng thua lỗ nên trong thời gian ngắn không thể trả nợ cho ngân hàng. Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn tiếp tục tăng lên 860 triệu đồng, tăng 380 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 79,17% so với năm 2012. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh do công tác cho vay thẩm định ngắn hạn trong những năm trƣớc tuy đƣợc chú trọng nhƣng do tình hình kinh tế biến động, sản xuất kinh doanh thua lỗ làm cho việc trả nợ NH không đúng thời hạn cũng nhƣ việc sử dụng vốn vay vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho ngân hàng.

 Nợ xấu trung và dài hạn

Nợ xấu trung và dài hạn tăng, giảm qua các năm. Năm 2011 là 1.029 triệu đồng, đến năm 2012 là 1.350 triệu đồng, tăng 321 triệu đồng, tƣơng đƣơng 31,2% so với năm 2011. Nợ xấu tăng là do số lƣợng khách hàng trong năm lớn, công tác quản lý nợ, thực hiện quy trình tín dụng của cán bộ chƣa đầy đủ và đúng quy định. Bên cạnh đó, là do một số khách hàng muốn chiếm dụng vốn của NH. Sang năm 2013, nợ xấu trung và dài hạn còn 1.080 triệu đồng, giảm 270 triệu đồng, tƣơng đƣơng 20% so với năm 2012. Nợ xấu trung và dài hạn tăng, giảm không ổn định, nguyên nhân là do những khoản vay năm trƣớc đã đến kỳ hạn thanh toán nhƣng lại gặp lúc nền kinh tế chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng, thị trƣờng đầu ra lẫn đầu vào bi thu hẹp dẫn đến không thể hoạt động hết khả năng nên ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ. Mặc dù, NH đã có những biện pháp hỗ trợ đối tƣợng này một số doanh nghiệp cá thể vẫn không vƣợt qua đƣợc khó khăn, một số đi đến phá sản dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng lên.

Tóm lại, nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm. Trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu là nợ xấu trung và dài hạn. Tuy nhiên khoản mục này lại tăng giảm không ổn định. Nơ xấu ngắn hạn lại tăng đều qua các năm nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nợ xấu của trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)