Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng qua 6 tháng đầu năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 90 - 91)

4.3.2.1 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng, phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đƣợc thể hiên thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.23: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014

Nợ xấu 1.199 1.286

Dƣ nợ 75.184 92.297

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,59 1,39

Nguồn: Phòng Kế toán -Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Và điều này cũng cho ta thấy rủi ro trong 6 tháng đầu năm 2014 lớn hơn 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là nợ xấu tăng cao chủ yếu là do ngƣời nông dân làm ăn không đƣợc mùa. Bên cạnh đó, nợ quá hạn cơ cấu lại nhóm nợ nên làm cho nợ xấu tăng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng 6 tháng đầu năm mặc dù ở mức cho phép là 3% nhƣng ngân hàng cần kiềm chế, không để giă tăng trong nửa năm năm còn lại và trong những năm sau này.

4.3.2.2 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Nợ nhóm 5 xuất hiện báo hiệu một xu hƣớng xấu trong hoạt của ngân hàng. Vì thế, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đƣợc sẽ đánh giá phần nào về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thể hiện tổn thất cho ngân hàng càng lớn.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ có khả năng mất vốn lại tăng, nhóm nợ này mang nhiều rủi ro nhất.

Bảng 4.24: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Nợ có khả năng mất vốn 398 543 Dƣ nợ 75.184 92.297 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (%) 0,53 0,59

Tỷ lệ này tăng là điều mà ngân hàng cần chú ý trong giai đoạn này, bởi nợ có khả năng mất vốn đòi hỏi ngân hàng phải trích lập 100%, ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng cần thực hiện khâu thẩm định tốt để nợ nhóm 5 kiềm chế sự gia tăng của nợ nhóm 5, đồng thời tiến hành phát mãi tài sản để thu hồi lại các khoản nợ.

4.3.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Để phòng ngừa rủi ro xảy ra thì ngân hàng cần trích lập dự phòng theo quy định. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đƣợc thể hiên thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.25: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Dự phòng rủi ro tín dụng 975 1.023 Dƣ nợ 75.184 92.297 Tỷ lệ dƣ phòng RRTD (%) 1,3 1,11

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Tỷ lệ trích lập dự phòng của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhƣng không đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng là do nợ xấu tăng, chủ yếu là nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng trong 6 tháng đầu năm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 90 - 91)